Nuôi cá cảnh xuất khẩu

Vài năm trở lại đây, nghề nuôi cá cảnh phát triển mạnh về sản xuất lẫn xuất khẩu. Nuôi cá cảnh là một trong những chương trình trọng điểm của phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn TPHCM.

Nuôi cá cảnh xuất khẩu
Một trong những loài cá được nuôi để xuất khẩu Hình minh họa: Fishpictures

Điển hình là Trang trại cá cảnh Tống Hữu Châu (khu phố 1, phường Thạnh Xuân, quận 12), với diện tích 4.000m2, khoảng 500 hồ nuôi cá cảnh các loại. Dẫn chúng tôi tham quan từng hồ cá cảnh, anh Châu tâm sự: Những năm thập kỷ 90 của thế kỷ trước, với niềm đam mê, từ một kỹ sư thủy sản, anh bỏ công việc cơ quan nhà nước, bàn với gia đình mua đất mở trại nuôi cá cảnh.

Hồi đó giữa cánh đồng vùng trũng, xung quanh ao hồ, cây cỏ, anh cải tạo thành những ao sản xuất cá trê lai, rồi chuyển thành những hồ nuôi cá cảnh khang trang. Anh tự mày mò, học tập kinh nghiệm nuôi cá của những người bạn đi trước, sau đó nuôi thử, khi thành công mới mạnh dạn đầu tư sản xuất, cung cấp thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu.

Hơn 20 năm trong nghề, đến nay trang trại của anh có khoảng 50 loài cá được anh yêu thích, sưu tầm và nhân giống, bao gồm cá dĩa, La Hán, chép Nhật, Hoàng kim, Bảy màu, xiêm….  Bình quân hàng năm, sản lượng cá cảnh của trại anh sản xuất đạt  khoảng 1,5 triệu con; trong đó xuất khẩu khoảng 150.000 con (cá dĩa, cá Koi, La Hán…), chủ yếu xuất sang thị trường Mỹ, Canada.

Kinh nghiệm nghề nuôi cá cảnh:

Nguồn nước, độ pH, ánh sáng và thức ăn là yếu tố quan trọng để cá phát triển, cho màu đẹp.

Chẳng hạn như nuôi cá Koi (chép Nhật), trước hết phải xác định là nuôi cá ở hồ kiếng hay hồ xi măng. Nếu là hồ kiếng thì nên chọn giống cá Butterfly Koi (chép đuôi dài) vì chúng đẹp ở dáng thướt tha. Chọn cá nhỏ hoặc lớn đều được, khoảng từ 5cm - 40cm/con, tùy từng hồ, vì nuôi hồ kiếng cá bột lớn rất nhanh, nhưng khi phát triển đến 20cm thì khựng lại và chậm lớn…

Nếu nuôi hồ xi măng (nhỏ nhất là 6m3) thì nên có hòn non bộ, một vài cây sen và súng, vừa trang trí cho đẹp vừa tạo bóng mát cho cá. Để nuôi hồ xi măng, nên chọn cá đã phát triển từ 20cm trở lên, vì hồ xi măng sẽ có rất nhiều vi sinh vật vừa có lợi vừa có hại cho cá, cá nhỏ sẽ khó chống chọi được.

Theo kinh nghiệm, cá bột tỷ lệ sống là 50%, trong khi cá trên 20cm có tỷ lệ sống từ 90% - 99%. Cá nuôi trong hồ xi măng nên chọn loại cá Standard Koi (giống cá đuôi ngắn) vì sức khỏe và sức đề kháng gần gấp đôi loại Butterfly. Do chỉ nhìn từ phía trên nên màu cá là quan trọng nhất. Nên chọn cá có những mảng màu lớn và cân đối đều 2 bên, luôn có màu chủ đạo là trắng và đỏ. Một điểm đáng chú ý nữa và cũng rất quan trọng khi chọn cá Koi là hình dáng của chúng. Nên xem xét kỹ, dáng bơi phải thẳng và uyển chuyển, không có dị tật như phần cuối thân bị cong lên, hở mang, râu không đều (do bị cụt, mọc lại không được như cũ) và dị tật xấu nhất của cá là “méo miệng”.

Từ năm 2008 đến nay, ngoài việc làm giàu bằng nghề nuôi cá cảnh, anh còn là người đi đầu trong công tác truyền nghề cho các nông dân khác. Anh đã đi đến các phường, xã ngoại thành của các quận, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Đức… để truyền đạt kinh nghiệm nuôi cá cảnh cho khoảng 1.000 nông dân.

Năm 2016, sản lượng cá cảnh đạt 135 triệu con (tăng 35% so cùng kỳ); trong đó xuất khẩu đạt 16 triệu con (tăng 17,8% so cùng kỳ), giá trị kim ngạch xuất khẩu 16,53 triệu USD (tăng 35,8% so cùng kỳ). 5 tháng đầu năm 2017, sản lượng cá cảnh đạt 50 triệu con (tăng 0,7% so cùng kỳ), xuất khẩu đạt 7,612 triệu con (tăng 19,7% so cùng kỳ).

TBKTSG
Đăng ngày 26/05/2017
ĐẶNG KIỆT
Kinh tế

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 15:18 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 15:18 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 15:18 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 15:18 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 15:18 16/11/2024
Some text some message..