Nuôi cá chạch lấu trong ao đất hiệu quả ở Kiên Giang

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện xây dựng chương trình nuôi thử nghiệm cá chạch lấu trong ao đất tại 03 điểm thuộc xã Vĩnh Thắng, Vĩnh Hòa Hưng Nam và Thới Quản, với mật độ 2 con/m2, trên diện tích ao 500 m2 thả 1.000 con giống kích cỡ 15 cm.

Nuôicá chạch lấu trong ao đất hiệu quả ở Kiên Giang
Hàng ngày cần theo dõi đánh giá các chỉ tiêu môi trường nước, đảm bảo điều kiện tốt cho cá phát triển

Cá chạch lấu (Mastacembelus favus) là loài cá nước ngọt có khả năng sinh sống và phát triển tốt trong môi trường nước ngọt, lợ. Cá có thân màu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục; vây lưng có gai, vây hậu môn và vây ngực có đốm đen nhỏ, không có vây bụng. Cá phân bố ở hầu hết các kênh rạch, ưa sống tại nơi có dòng nước chảy xiết, hàm lượng ôxy hòa tan cao. Khi còn nhỏ, thức ăn chủ yếu của cá là giun, ấu trùng côn trùng, giáp xác nhỏ. Khi lớn, cá ăn côn trùng trưởng thành, tôm tép, cá nhỏ. Ngoài tự nhiên, tăng trưởng của cá chạch lấu sau 1 năm tuổi có thể đạt 150-250 g/con, dài 18-25 cm; sau 2 năm đạt 450-500 g/con, dài 35-40 cm.

Để triển khai mô hình đạt hiệu quả, năm 2018, ngành nông nghiệp huyện Gò Quao đã tổ chức cho nông dân trong huyện đi tham quan học hỏi mô hình sản xuất giống và ương nuôi cá chạch lấu thương phẩm, tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Ông Huỳnh Văn Thua, nông dân thực hiện mô hình tại ấp Vĩnh Hòa 3, xã Vĩnh Hòa Hưng Nam cho biết: “Hiện tại cá thả nuôi được 06 tháng, cá đạt trọng lượng 150 g/con, phát triển tốt và ít bị hao hụt. Cá chạch lấu dễ nuôi. Ao nuôi nên chất một số đống chà để cá trú ẩn. Hàng ngày, cho cá ăn bằng thức ăn viên 40% đạm, do cá có tập tính ăn chìm nên thức ăn được ngâm nước, vê thành viên và bỏ trên sàn cách mặt nước 05 cm. Ngoài thức ăn viên, có thể sử dụng tép hoặc cá nhỏ làm thức ăn bổ sung giúp cá mau lớn. Định kỳ thay nước mới, để môi trường nước được trong sạch, tăng cường oxy cho cá”.

Cá chạch lấu là đối tượng bản địa, thích nghi rộng nhưng để nuôi cá chạch lấu thành công cần chú ý một số giải pháp kỹ thuật sau:

* Chuẩn bị ao nuôi

- Ao nuôi có diện tích từ 500 -1.000 m2, tát cạn, sên vét hết lớp bùn đáy dưới ao; bón vôi với liều lượng 7-10 kg/100 m2, phơi đáy ao 2-3 ngày, sau đó cấp nước vào ao qua lưới lọc, độ sâu cần đạt 1,2- 1,5 m.

- Môi trường nước phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng sau đây: Nhiệt độ nước từ 27- 320C, pH từ 7,5- 8,5, hàm lượng oxy hoà tan lớn hơn 5 mg/l.

- Trong ao cần bố trí một số chà để cá trú ẩn. Sử dụng những loại cây không có tinh dầu như tre, trúc… phơi khô hoặc ống nhựa cắt khúc 30-50 cm, bó thành từng bó làm chà.

* Chọn giống, thả giống

- Nguồn cá giống được mua từ trại giống có uy tín, là giống sinh sản nhân tạo. Chiều dài cá đạt từ 12-15 cm, khỏe mạnh, không bị sây sát, không dị hình dị tật.

- Mật độ thả ao: 2-5 con/m2.

- Cá được chuyển về cho nghỉ ngơi 15 phút, sau đó pha nước muối loãng (100 gram muối + 10 lít nước) tắm cho cá 5-10 phút để sát trùng và loại bỏ ký sinh, rồi thả từ từ xuống ao nuôi.

* Thức ăn và cách cho ăn

- Trong quá trình nuôi, thức ăn chính là thức ăn dạng viên hàm lượng đạm từ 35% trở lên. Ngoài ra để tăng tính bắt mồi cho cá, nông dân có thể phối trộn thêm cá biển loại bỏ xương hấp chín vào thức ăn, vắt thành viên lớn thả vào sàn ăn.

- Khẩu phần ăn cho cá:


- Cách cho cá ăn: Hàng ngày cho cá ăn 2 lần vào 8h00 sáng và 17h00 chiều. Thức ăn được cho vào sàn và đặt gần đống chà nơi cá trú ẩn.

* Chăm sóc, quản lý

- Theo dõi đánh giá hàng ngày các chỉ tiêu môi trường nước, đảm bảo trong điều kiện tối hảo cho cá phát triển: pH từ 7,5-8,5; độ trong 30-40 cm; nước màu xanh đọt chuối, oxy > 5 mg/l.

- Hàng ngày tiến hành kiểm tra ao vào buổi sáng, quan sát hoạt động của cá và màu nước ao nuôi, phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường của cá và môi trường để có biện pháp xử lý thích hợp.

- Bổ sung vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.

- Nên thay nước thường xuyên hoặc thay nước định kỳ để giữ cho môi trường ao nuôi trong sạch, nhằm tăng lượng oxy hòa tan, giúp cá tăng trọng nhanh và ổn định.

TTKNQG
Đăng ngày 20/04/2019
Nguyễn Thanh Nhanh
Kỹ thuật

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 21:23 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 21:23 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 21:23 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 21:23 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 21:23 25/12/2024
Some text some message..