Nuôi cá chình xuất khẩu, hướng đi mới của nông dân

Hiện nay, một số hộ dân ở xã Suối Rao, huyện Châu Đức đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình từ nuôi cá lóc, cá tra, cá ba sa, ba ba … sang nuôi cá chình xuất khẩu. Đây là hướng đi mới của người nông dân.

nuôi cá chỉnh, nuôi cá chỉnh xuất khẩu
Một góc cơ sở nuôi cá chình của HTX nuôi cá Suối Giàu.

Theo giới thiệu của ông Hồ Thúc Tiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Đức, chúng tôi đến Hợp tác xã (HTX) Nuôi cá Suối Giàu  tại thôn 1, xã Suối Rao. HTX mới thành lập vào ngày 8-6-2017, gồm 8 hội viên, với vốn điều lệ hơn 9 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Hương, Chủ nhiệm HTX cho biết, năm 2016, vợ chồng bà mua 15 ha đất ở thôn 1, xã Suối Rao để xây dựng 23 hồ nuôi cá lóc. Tuy nhiên, nuôi cá lóc không mang lại hiệu quả nên gia đình tìm kiếm mô hình nuôi khác.

Đầu năm 2017, tình cờ trong một lần lên mạng, bà đã làm quen với kỹ sư Phan Văn Hùng, đang sinh sống tại Châu Đức, là Chi hội phó Chi Hội cá chình Việt Nam. “Qua nhiều lần gặp gỡ, khảo sát thấy nuôi cá chình đem lại hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi mạnh dạn vận động một số hộ dân trong vùng góp vốn thành lập HTX Nuôi cá Suối Giàu, chủ yếu nuôi cá chình. Tên gọi của HTX được lấy từ tên hồ Suối Giàu gần đó. Các hội viên tín nhiệm bầu anh Phan Văn Hùng làm chủ tịch HĐQT, tôi làm chủ nhiệm HTX. Hiện HTX Nuôi cá Suối Giàu có 14 nhân công, thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng, có chỗ ở đầy đủ tiện nghi”, bà Hương nói.

Theo kỹ sư Phan Văn Hùng, Chủ tịch HĐQT HTX Nuôi cá Suối Giàu, Châu Đức có nhiều sông suối, khí hậu phù hợp với việc phát triển nuôi cá chình. Sau 2 năm nuôi, cá chình sẽ đạt trên 2 kg/con, giá bán dao động từ 380 ngàn đồng đến 480 ngàn đồng/kg. Nếu thả nuôi 200.000 con giống như quy mô của HTX thì sau khi trừ đi chi phí, người nuôi thu lợi ít nhất trên 200 ngàn đồng/kg.

Ngoài thị trường trong nước, cá chình còn được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ và các nước châu Âu. Hầu hết khách hàng nước ngoài đến khảo sát đều đánh giá môi trường nuôi cá chình của HTX Nuôi cá Suối Giàu bảo đảm, không có dư lượng thuốc kháng sinh. “Nếu hộ dân nào trong và ngoài tỉnh có nhu cầu nuôi cá chình, HTX Nuôi cá Suối Giàu sẽ cung cấp con giống, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm” - ông Phan Văn Hùng khẳng định.

nuôi cá chình, nuôi cá chình xuất khẩu, cá chình Vũng Tàu

Thả nuôi cá chình vào các hồ nuôi tại HTX nuôi cá Suối Giàu.

Ông Hùng còn cho biết thêm, ở Việt Nam, cá chình sinh sống từ tỉnh Quảng Bình đến Bình Thuận, nhiều nhất là đầm Châu Trúc (tỉnh Bình Định) và sông Ba (Đà Rằng - tỉnh Phú Yên). Hai nơi này hàng năm cung cấp hầu hết cá chình giống cho bà con nông dân tại các vùng nuôi lớn. Người ương giống có thể làm thay đổi tập tính của cá chình như: giảm sợ ánh sáng, cho ăn ban ngày, ăn nổi. Cá chình dễ nuôi do tạp ăn, nuôi được ở vùng nước ngọt, nước lợ có độ mặn dưới 15%, ít bị bệnh, dễ kiểm soát và điều trị được. Nuôi cá chình cho lợi nhuận khá và thị trường rộng lớn, do nhu cầu cao cả trong nước và nước ngoài.

Báo BR_VT
Đăng ngày 30/06/2017
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Tình hình thủy sản quý I/2025 tại Bình Định: Tăng trưởng ổn định và triển vọng phát triển bền vững

Trong quý I năm 2025, ngành thủy sản tỉnh Bình Định đã ghi nhận những kết quả tích cực, thể hiện sự phát triển ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong năm nay.

Tôm giống
• 14:24 16/04/2025

Nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản – hướng đi bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và hiệu quả nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản đang được xem là giải pháp khả thi, bền vững, giúp người nuôi thích ứng hiệu quả với những thay đổi của tự nhiên.

Nuôi ghép
• 11:00 15/04/2025

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 00:56 19/06/2025

Chứng nhận ASC/GlobalGAP cho tôm Việt: Cơ hội vàng để vươn ra thị trường quốc tế

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, và những chứng nhận như ASC (Aquaculture Stewardship Council) và GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) chính là chìa khóa mở cánh cửa này. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, việc đạt được các tiêu chuẩn quốc tế này không chỉ là một lợi thế cạnh tranh mà còn là yêu cầu tất yếu để tôm Việt vươn tầm.

Nuôi trồng thủy sản
• 00:56 19/06/2025

Sai lầm thường gặp khi xử lý pH ruột tôm

Một trong những chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa là pH ruột tôm. Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp phải không ít sai lầm khi xử lý vấn đề này, dẫn đến hậu quả như tôm chậm lớn, kém ăn, thậm chí bùng phát dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 00:56 19/06/2025

Giải mã sự thành công của tôm giống chất lượng cao

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, giống đóng vai trò then chốt quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cả một vụ nuôi. Không ngẫu nhiên khi những năm gần đây, thuật ngữ "tôm giống chất lượng cao" trở thành từ khóa phổ biến và được nhiều người nuôi tôm lẫn các nhà đầu tư quan tâm. Nhưng điều gì đã làm nên thành công của tôm giống chất lượng cao? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những yếu tố cốt lõi phía sau thành công đó.

tôm giống
• 00:56 19/06/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 00:56 19/06/2025
Some text some message..