Nuôi cá đối trên vùng triều đạt hiệu quả

Môi trường nước bị ô nhiễm và dịch bệnh khiến người nuôi tôm ở Quảng Ngãi gặp không ít khó khăn. Một trong những giải pháp giúp người dân khắc phục tình trạng này, đó là nuôi cá đối hay nuôi tôm kết hợp với một số loại cá.

Nuôi cá đối trên vùng triều đạt hiệu quả
Tham quan mô hình nuôi cá đối ở xã Bình Châu.

Năm 2019, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bình Sơn đã triển khai mô hình nuôi cá đối trên vùng triều nuôi tôm kém hiệu quả ở thôn Châu Me, xã Bình Châu với 3,3ha, có 11 hộ tham gia, bắt đầu từ tháng 2/2019 thả cá. Cá giống thả 3,3 vạn con (mật độ 1 con/m2). Tổng kinh phí mô hình 270,5 triệu đồng, trong đó kinh phí sự nghiệp khuyến nông huyện Bình Sơn hỗ trợ 150 triệu đồng (giống, thức ăn, vật tư), vốn dân 120,5 triệu đồng.

Cá đối nục được sinh sản nhân tạo nên cỡ cá đồng đều, thuận lợi cho người nuôi, cá đối nục có thịt thơm ngon, dễ chế biến, giá thương phẩm cao và dễ tiêu thụ.

Sử dụng thức ăn công nghiệp Nuboss có độ đạm 30%, cỡ thức ăn theo từng giai đoạn phát triển của cá. Lượng thức ăn từ 3-5% so với trọng lượng thân cá, cho cá ăn 2-3 lần/ngày. Ngoài việc cho ăn cám công nghiệp, một số hộ phối trộn với nguồn cá tạp đánh bắt được (nấu chín cá tạp, sau đó trộn đều với thức ăn viên, để khoảng 15 phút rồi cho ăn). Bên cạnh đó, cá đối còn ăn rong tảo, mùn hữu cơ trong ao.

Ngày 30/7, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bình Sơn tổ chức tham quan mô hình nuôi cá đối trên vùng triều nuôi tôm kém hiệu quả ở xã Bình Châu. Sau hơn 5 tháng nuôi, bắt đầu thu hoạch cá, sản lượng 6.069kg, với giá 100.000 đồng/kg, tổng thu trên 606,9 triệu đồng, trừ chi phí 270 triệu đồng, lãi trên 336,4 triệu đồng, qui ra lãi trên 100 triệu đồng/ha. 

nuôi cá, mô hình nuôi cá, nuôi cá đối, nuôi tôm

Cá đối trong mô hình ở xã Bình Châu.

Theo khuyến cáo, người nuôi có thể nuôi ghép tôm với cá đối. Khi nuôi ghép với tôm, tôm sống ở tầng mặt, còn cá đối sống ở tầng đáy nên tôm vẫn phát triển tốt.

NNVN
Đăng ngày 31/07/2019
Hải Yến
Nuôi trồng

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 17:01 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 17:01 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:01 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 17:01 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:01 29/03/2024