Nuôi cá hô lớn nhanh

Nếu bạn đã một lần được tận mắt nhìn thấy con cá hô hay đã nhìn thấy ảnh của nó, chắc bạn sẽ rất ngạc nhiên. Nó giống như con cá chép nhưng thân hình thật khổng lồ.

nuôi cá hô
Cá hô nuôi.

Ngày 1.11.2010, một người lái đò ngang ở xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đã bắt được một con cá hô nặng tới 118kg trên sông Hậu. Anh ta bán con cá đó với giá 13 triệu đồng. Nếu mỗi tháng bắt được một con như thế thì... đổi đời rồi! Ủy hội Quốc tế sông Mekong (MRC) đã xếp cá hô là loài cá nước ngọt duy nhất trong giống Catlocarpio cần được bảo vệ. Họ đã hỗ trợ cho dân vùng Biển Hồ (ở Campuchia) 2 con cá hô dài 142cm và 104cm để chúng sinh sản nhằm bảo tồn loài cá hô.

Cá hô phân bố trên sông Mekong. Nó có ở cả Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Cá hô sinh sản vào mùa mưa. Sau khi nở, cá con trôi về hạ nguồn, đi về các sông nhánh hoặc những vùng ngập rộng lớn, chủ yếu là vùng tiếp giáp giữa sông Tiền và sông Hậu. Ở đó có những vũng nước sâu, thích ứng cho loại cá to lớn trú ngụ. Cá hô giống vớt được ở An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ thường có cỡ 20-25cm.

Từ năm 2005, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 đã bắt tay vào nghiên cứu cho cá hô sinh sản nhân tạo. Họ đã thành công và đưa ra cho người nuôi khoảng 1 triệu con cá giống mỗi năm. Các tỉnh như Vĩnh Long, Đồng Nai, Cà Mau, Sóc Trăng, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp đã có cá hô giống để nuôi. Ta có thể nuôi cá hô trong bè, trong đăng quầng hoặc nuôi ghép trong ao. Bà con cho biết, nuôi cá hô trong bè là tốt nhất. Nó nhanh lớn và dễ quản lý. Viện cũng đã thả ra sông 50.000 con cá hô giống cho chúng tự sinh sản để bảo tồn nòi giống.

Cá hô là loại ăn tạp thiên về thực vật. Nó ăn rong, tảo, cỏ và cả trái cây băm nhỏ. Nó có thể ăn các loại thức ăn viên được sản xuất công nghiệp. Người ta không thấy cá hô săn các loại cá con (như rô phi, cá bạc đầu, cá điêu hồng...) có sẵn trong ao. Hệ số tiêu tốn thức ăn của nó cao hơn một số loài cá khác.

Cá hô là loài cá lớn. Nó có thể dài tới 3m và nặng tới 300kg. Bình thường ta hay gặp những con dài 1-2m và nặng trên dưới 100kg. Khi nuôi, cá cũng lớn nhanh. Sau 1 năm, có có thể đạt được 2kg (từ cá giống nặng 25g). Nuôi sau 4 năm, trung bình đạt 7kg/con, cũng có con nặng tới 11kg. Nó là loài lớn nhanh nhất trong họ cá chép.

Việc xác định cá đực và cá cái ở cá hô là không dễ. Ngoại hình nó giống nhau. Chỉ tới mùa sinh sản, khi cá đã thành thục thì cá đực có vi ngực hơi nhám và vuốt gần lỗ sinh dục thấy có tinh dịch chảy ra. Còn cá cái, vi ngực vẫn trơn, bụng to và chứa đầy trứng. Việc này bà con mình khỏi phải lo, họ làm giống sẵn rồi, ta chỉ việc đưa cá về và nuôi cho tốt.

Còn gì muốn hỏi, xin bà con liên hệ với tiến sĩ Phạm Văn Khánh (0918.318.102). Ông Khánh là chuyên gia về loài cá này.

Báo An Giang
Đăng ngày 24/12/2012
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng

Những dưỡng chất mà tôm có thể hấp thụ qua mang

Một trong những bộ phận quan trọng nhất của tôm để hấp thụ dưỡng chất chính là mang. Mang tôm không chỉ giúp tôm hô hấp mà còn đóng vai trò trong việc hấp thụ các dưỡng chất từ môi trường nước.

Tôm thẻ
• 10:08 05/07/2024

Nuôi tôm hữu cơ: Giải pháp cho tương lai ngành tôm Việt Nam

Trong bối cảnh đó, mô hình nuôi tôm hữu cơ đang nổi lên như một giải pháp tiềm năng, mang lại lợi ích bền vững cho cả người nuôi và người tiêu dùng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nuôi tôm hữu cơ, từ lịch sử phát triển đến các kỹ thuật nuôi và những lợi ích mà mô hình này mang lại.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:56 05/07/2024

Nuôi tôm không kháng sinh

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng vai trò quan trọng trong kinh tế nông nghiệp của nước ta. Tôm không chỉ là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình mà còn là sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Tôm không kháng sinh
• 10:54 04/07/2024

Khắc phục tình trạng tôm lột dính vỏ

Tôm cần lột vỏ định kỳ để có thể lùi về size nhỏ, tăng giá trị khi xuất bán. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi tôm cần được nuôi trong môi trường có đầy đủ các khoáng chất cần thiết, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng tôm lột bị dính vỏ.

Tôm lột vỏ
• 10:00 04/07/2024

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi

Bệnh vi bào tử trùng do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, làm cho tôm chậm lớn bởi EHP ký sinh nội bào và sử dụng dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan, tụy khiến tôm không đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự tăng trưởng và lột xác.

Tôm thẻ
• 20:13 05/07/2024

So sánh sự tăng trưởng của tôm ở mỗi vùng nước nuôi khác nhau

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng và phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả nuôi tôm không phải lúc nào cũng giống nhau ở các vùng nước khác nhau. Mỗi môi trường nuôi đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:13 05/07/2024

Những dưỡng chất mà tôm có thể hấp thụ qua mang

Một trong những bộ phận quan trọng nhất của tôm để hấp thụ dưỡng chất chính là mang. Mang tôm không chỉ giúp tôm hô hấp mà còn đóng vai trò trong việc hấp thụ các dưỡng chất từ môi trường nước.

Tôm thẻ
• 20:13 05/07/2024

Nuôi tôm hữu cơ: Giải pháp cho tương lai ngành tôm Việt Nam

Trong bối cảnh đó, mô hình nuôi tôm hữu cơ đang nổi lên như một giải pháp tiềm năng, mang lại lợi ích bền vững cho cả người nuôi và người tiêu dùng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nuôi tôm hữu cơ, từ lịch sử phát triển đến các kỹ thuật nuôi và những lợi ích mà mô hình này mang lại.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:13 05/07/2024

Nhiều doanh nghiệp tham gia bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc

Ngày 27/6/2024, tại thành phố Phú Quốc (Kiên Giang), một cuộc họp tham vấn ý kiến doanh nghiệp trong công tác bảo tồn biển Phú Quốc do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cùng Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Ban quản lý Khu Bảo tồn Biển (KBTB) Kiên Giang tổ chức đã thu hút đại diện 28 doanh nghiệp.

Biển Phú Quốc
• 20:13 05/07/2024
Some text some message..