Nuôi cá là... nuôi bệnh

Thả cá tra với mật độ dày trong khi quy trình nuôi không được cải thiện, chất lượng nước trong ao không được kiểm soát tốt sẽ là tiền đề cho dịch bệnh bùng phát.

cá tra chết
Công nhân vớt cá chết

Hiếm có đối tượng thủy sản nào có thể mang lại giá trị xuất khẩu hàng năm hơn tỷ USD như con cá tra. Với nhiều ưu điểm như thịt ngon, ít chất béo, lại dễ nuôi trong ao với năng suất cao, cá tra đã trở thành ngành hàng chủ lực ở ĐBSCL. Các Cty xuất khẩu thủy sản cũng từ đó mà ra đời, nhiều khu đất làm nông nghiệp không hiệu quả đã trở thành vùng nuôi cá tra quy mô lớn.

Tuy nhiên, các Cty hoặc các hộ nuôi tư nhân dường như không bao giờ hài lòng về năng suất nuôi của cá tra hiện tại, họ luôn cố gắng tìm mọi cách để có thể thu hoạch được nhiều cá hơn nữa trên cùng một diện tích. Đó cũng là nhu cầu chính đáng nếu như chất lượng của cá cũng tăng theo sản lượng. Mật độ thả nuôi được tăng lên nhiều so với khuyến cáo, có nơi lên đến 80 con thậm chí 100 con/m2 (đối với cỡ cá 50 - 70 con/kg), với tâm lý “thả cá giống càng nhiều thì thu hoạch càng nhiều” hoặc “thả nhiều để trừ hao lượng cá chết”.

Thực tế đã chứng minh suy nghĩ đó hoàn toàn không đúng, thả cá tra với mật độ dày trong khi quy trình nuôi không được cải thiện, chất lượng nước trong ao không được kiểm soát tốt sẽ là tiền đề cho dịch bệnh bùng phát. Tỷ lệ  cá hao hụt nhiều, chi phí phát sinh tăng cao do phải điều trị bệnh cho cá trong thời gian dài càng làm lợi nhuận sụt giảm.

Chu kỳ nuôi cá tra bình thường kéo dài khoảng 6 tháng, dịch bệnh gây thiệt hai nghiêm trọng nhất trong khoảng 2 tháng đầu tiên và rải rác những tháng sau đó. Có thể kể ra vài loại bệnh mà dường như ngươi nuôi cá nào cũng ngán ngẩm khi nhắc đến.

Đầu tiên khi cá được thả vào ao kiểu gì cũng sẽ bị “xuất huyết”, đây là bệnh do các loại vi khuẩn cơ hội tấn công do cá bị xây xát trong quá trình vận chuyển, ao nào nhẹ thì hao hụt 1 - 2%, nặng có thể lên đến 5 - 10%. Cũng từ thời điểm này, cá tra sẽ được cho điều trị kháng sinh kết hợp với các loại hóa chất diệt khuẩn.

Tiếp theo, phải kể đến loại bệnh “sát thủ” gây thiệt hại nặng nhất cho nghề nuôi cá tra, đó là bệnh “gan thận mủ” do vi khuẩn E. ictaluri gây ra. Nếu không quản lý tốt, tỷ lệ chết có thể lên đến 60 -70%, đặc tính của loại vi khuẩn này là khả năng kháng thuốc kháng sinh rất nhanh. Điều đó lý giải vì sao một số loại thuốc điều trị hiệu quả trong vụ nuôi trước lại không có tác dụng trong vụ nuôi này, người nuôi phải phối trộn nhiều loại thuốc và thay đổi liên tục.

Vì thế, cá tra lại được tiếp tục cho ăn kháng sinh, với liều lượng và chủng loại tăng lên so với đợt điều trị trước đó. Vượt qua được các loại bệnh trên thì sức đề kháng của cá cũng suy giảm đáng kể, vì vậy dễ dàng mắc một loại bệnh cũng nguy hiểm không kém là “trắng gan, trắng mang”. Bệnh này đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác, nhưng khi cá mắc bệnh thì lượng hồng cầu giảm đáng kể, mang và gan trắng nhợt nhạt. Lúc này, cá tra mới bắt đầu được bổ sung các loại chất dinh dưỡng, tái tạo hồng cầu.

Đến giai đoạn lớn hơn, cá tra lại tiếp tục bị “vàng da”, biểu hiện là toàn thân có màu vàng, gây thiệt hại chủ yếu gia đoạn cá lớn. Nguyên nhân có thể được chẩn đoán do rối loạn các chức năng phân giải ở gan, mật làm cho cá có màu vàng. Biện pháp thường sử dụng là bổ sung chất dinh dưỡng, giải độc gan nhưng không mang lại hiệu quả cao.

Trải qua mấy loại bệnh trên thì lượng cá trong ao cũng đã hao hụt đáng kể, đó là chưa kể đến các loại bệnh khác như nội ký sinh trùng ở gan, mật, cơ thịt hay ngoại ký sinh ở da, mang, vây, đuôi. Ngoài ra còn các bệnh về môi trường như pH giảm, thiếu oxy… Người nuôi cá phải định kỳ xử lý hàng tấn hóa chất xuống ao nuôi bao gồm các loại diệt khuẩn, vôi, zeolite, vi sinh… Đó là chưa kể đến các bệnh trên cứ tái đi tái lại suốt chu kỳ nuôi.

Như vậy, trong 6 tháng, cá tra phải gánh chịu gần chục loại bệnh và dường như lúc nào cũng được bổ sung thuốc các loại. Mỗi ao nuôi rộng 1 ha, trung bình có 2 công nhân chăm sóc thì chỉ cần cá bệnh là làm cả ngày không hết việc, bao gồm vớt cá chết, trộn thuốc, cho ăn…

Một số nông dân nuôi cá tra nhiều năm cho rằng, cá tra bây giờ khó nuôi, nếu như lúc trước tỷ lệ hao hụt trung bình chỉ 20% thì bây giờ có thể lên đến 40% là bình thường, thậm chí có những ao phải thả giống lại nhiều lần vì chết gần hết.

Nghề nuôi cá tra ở Việt Nam đã đạt tới một trình độ cao nhất định, với quy mô nuôi công nghiệp như vậy thì không thể nuôi cá mà không phát sinh dịch bệnh. Tuy nhiên, cần có những định hướng, cũng như giải pháp mang tính hệ thống để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh.

Nghị định 36/2014/NĐ-CP ra đời sẽ đảm bảo con cá tra Việt Nam có được một quy chuẩn đồng nhất từ nuôi trồng đến chế biến, tiêu thụ. Các doanh nghiệp, người nuôi cá tra sẽ phải áp dụng các tiêu chuẩn quản lý khắt khe hơn, nhằm đảm bảo phát triển bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn. Bằng cách áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, người nuôi sẽ quản lý được sức khỏe đàn cá được tốt hơn, cá ít mắc bệnh, lợi nhuận từ đó cũng tăng lên và đặc biệt là sẽ không còn cảnh “nuôi cá là nuôi bệnh”.

Nông Nghiệp Việt Nam, 21/09/2015
Đăng ngày 21/09/2015
Lâm Trọng Nghĩa
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 06:27 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 06:27 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 06:27 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 06:27 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 06:27 01/12/2024
Some text some message..