Nuôi cá Lăng đuôi đỏ trên sông Sêrêpôk

Người dân huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã gây nuôi thành công cá lăng đuôi đỏ, một loại đặc sản của dòng sông Sêrêpôk, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.

cá Lăng đuôi đỏ
Ông Liều thu hoạch cá Lăng đuôi đỏ. Ảnh: VGP/Lưu Hương

Năm 2010, ông Trần Huy Liễu, tổ dân phố 5, thị trấn Ea T’ling, có ý tưởng nuôi cá lăng bằng lồng trên dòng sông Sêrêpôk. Từ ý tưởng đó, ông mua lưới, đóng bè, mua cá từ những người đi câu được về ươm giống, vừa nuôi, vừa tìm hiểu thêm.

Vụ đầu tiên cá lớn chậm, việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn vì ông Liễu không nắm được quá trình sinh trưởng và phát triển của cá. Vừa rút kinh nghiệm vừa học hỏi, ông Liễu tiếp tục đầu tư nuôi cá lăng trong lồng. Vụ cá sau, với 8 lồng cá, được đầu tư bài bản ông thu được hơn 100 triệu đồng, tìm được thị trường tiêu thụ khá ổn định trên địa bàn và các huyện lân cận…

Ông Liễu cho biết: “Cá lăng đuôi đỏ là “đặc sản” của dòng Sêrêpôk nên từ khi mua đất tôi đã tìm hiểu và xây dựng mô hình để đưa loài cá này về lại sông Sêrêpôk. Đến nay, đã bước đầu có kết quả và tôi đang dần tìm cách nâng cao chất lượng, hiệu quả, mở rộng quy mô lồng bè để tăng số lượng nuôi”.

Nhận thấy đây là mô hình kinh tế đem lại hiệu quả thiết thực, năm 2013, ông Liễu và 2 hộ dân tại tổ dân phố 5, thị trấn Ea T’ling, đã tham gia dự án “nuôi cá lăng đuôi đỏ trong lồng” trên sông Sêrêpôk.

Người dân được chính quyền hỗ trợ giống, thuốc, thức ăn với tổng kinh phí 200 triệu đồng, vốn đối ứng của người dân hơn 60 triệu đồng. Người dân tham gia dự án được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc,  phòng và trị bệnh cho cá lăng; tham quan, học hỏi kinh nghiệm thực tế từ những mô hình nuôi cá lăng trong lồng thành công ở Đắk Lắk

Ông Liễu cho biết: “Sau khi được tham gia tập huấn, tôi đã nắm rõ cách chăm sóc cá theo từng giai đoạn, cách cho ăn đúng lượng, đủ chất nhờ đó, cá tăng trọng nhanh, phát triển khỏe mạnh, không có tình trạng lớn không đều trong một lồng nuôi.

Ngoài ra, còn được học cách tự chế biến thức ăn cho cá với công thức có sẵn đã góp phần giảm chi phí mua cám công nghiệp cho cá”.

Ông Bùi Đức Phái, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện CưJút, cho biết: “Nguồn nước sông Sêrêpôk là môi trường sinh sống thích hợp của cá lăng đuôi đỏ, đây là cơ sở để thực hiện đề án. Bên cạnh đó,  trang bị những kiến thức cần thiết để người dân tiếp cận với mô hình nuôi cá trong lông bề trên sông, khai thác tiềm năng mặt nước nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

Kết thúc dự án sẽ nhân rộng mô hình ra nhiều hộ dân khác để cùng tham gia thực hiện nuôi thủy sản trên địa bàn, vừa khai thác vừa bảo vệ loài cá quý hiếm đang có nguy cơ mất dần trên dòng Sêrêpôk.

Báo Điện tử chính phủ
Đăng ngày 11/10/2013
Lưu Hương
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 12:41 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 12:41 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 12:41 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 12:41 15/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 12:41 15/11/2024
Some text some message..