Trên diện tích hơn 7.000m2, anh Hải xây dựng 5 bể tròn nổi để ương vèo cá con khi mới nhập về và 3 ao nuôi trải bạt để nuôi thương phẩm (mỗi ao khoảng 1.000m2). Toàn bộ hệ thống nuôi đều được lắp đặt hệ thống tiêu thoát nước bán tự động, đèn chiếu sáng và có mái che để tránh ánh nắng trực tiếp tác động đến sự phát triển của cá. Tổng vốn đầu tư toàn bộ quy trình này hơn 2 tỷ đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm thiết kế một bể nổi có thể tích 200m3 nước, chiều cao bể 1,3m, đường kính 14m, bể được lót bạt hoàn toàn. Với ưu điểm của mô hình này là dễ dàng trong khâu vận hành, quản lý hệ thống, nước sạch và cá lớn nhanh.
Mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong bể nổi của anh Hải được chia ra thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1, khi cá mới bắt về, anh thả cá vào 5 bể nổi để nuôi ương (trung bình mỗi bể thả khoảng 5.000 con cá giống). Giai đoạn này anh chỉ cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nhỏ. Giai đoạn 2, qua hơn 2 tháng trong bể (tỷ lệ hao hụt trên 30%), sau khi cá đạt trọng lượng thích hợp, anh Hải chuyển cá ra ao trải bạt và tiếp tục nuôi thêm hơn 4 tháng nữa. Trọng lượng cá đến khi xuất bán bình quân đạt 0,5 - 0,6kg/con, giá trung bình là 30.000 - 35.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, cứ một bể/đợt nuôi anh lãi hơn 30 triệu đồng. Theo anh Hải, hình thức nuôi này rất thuận lợi trong quản lý, chăm sóc, phòng trị bệnh, cá tăng trọng nhanh và đồng đều, cá thịt đạt sản lượng cao.
Mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong bể nổi và trong ao trải bạt của anh Đỗ Minh Hải góp phần tạo ra nguồn cung cấp cá cho thị trường. Tuy nhiên, mô hình này anh Hải chỉ áp dụng từ kinh nghiệm thực tế, cho nên rất cần sự hỗ trợ kỹ thuật của các ngành chuyên môn để mô hình được nhân rộng và phát triển.
Xem thêm tại: Mô hình mới - Nuôi cá lóc siêu thâm canh trong nhà kính