Nuôi cá lồng tự phát ở vịnh Nghi Sơn

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Thanh Hóa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 thì vịnh Nghi Sơn chỉ được phát triển tối đa 250 lồng bè nuôi cá theo kiểu truyền thống, sau đó sẽ giảm dần quy mô lồng nuôi trong khu vực vịnh để tiến tới dẹp bỏ hẳn sau năm 2020. Tuy nhiên trên thực tế, đến thời điểm hiện tại hàng nghìn lồng cá vẫn hiện hữu trên vùng quy hoạch phát triển cảng biển.

Nuôi cá lồng.
Nuôi cá lồng tự phát vẫn còn nhiều trên vùng quy hoạch cảng biển Nghi Sơn, gây khó khăn trực tiếp cho việc phát triển cảng biển.

Khu vực quy hoạch phát triển cảng biển Nghi Sơn đang có nhiều lồng cá tự phát án ngữ. Hiện tại lượng tàu hàng ra vào chưa nhiều nên các phương tiện có thể luồn lách để vào cảng. Nhưng về lâu dài, điều này sẽ cản trở tuyến hàng hải và phát triển hệ thống cảng biển nơi đây.


Riêng xã đảo Nghi Sơn hiện có hơn 1.700 lồng cá, chủ yếu phân bổ trên khu vực Vụng Ngọc. Những lồng cá ngày càng tiến gần đến khu vực băng chuyền của Nhà máy Xi măng Nghi Sơn.


Nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao, như cá mú, cá giò, cá hồng Mỹ, cá chim vàng anh... được nuôi đại trà tại đây.


Nhiều gia đình lấy hoạt động nuôi cá lồng làm nghề chính.


Thuộc khu vực cảng chuyên dụng của Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, nhưng nhiều hộ dân xã Hải Hà vẫn phát triển các bè nuôi trồng thủy sản. Trong các tháng đầu năm, UBND xã Hải Hà đã kiểm đếm sơ bộ, ghi nhận nơi đây có hơn 30 bè nuôi cá và hàu của người dân địa phương.


So với những năm trước, năm 2021 số lồng bè nuôi trồng thủy sản của xã Hải Hà không những không giảm mà tăng thêm 6 cụm lồng. Chủ nhân của các lồng bè này là hơn 30 hộ gia đình thuộc hai thôn Hà Tây, Hà Phú và rải rác ở các thôn khác trong xã.


Tại phường Hải Thanh, nhiều lồng cá đặt chắn ngang cửa sông Kênh Than - nơi tiếp giáp với Vịnh Nghi Sơn.


Nhiều lồng cá của người dân phường Hải Thanh còn được đặt sang sát bờ bên phía phường Bình Minh. Nơi đây có nguồn nước khá ô nhiễm.


Đã nhiều lần vào mùa lũ lụt, nước mưa trong đất liền về nhiều gây ngọt hóa, nhiều loài cá nuôi ở đây đã chết.


Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã nhiều lần khuyến cáo người dân ở đây không nên nuôi cá trong khu vực vịnh Nghi Sơn do “vướng” quy hoạch phát triển cảng biển. Thay vào đó, nên phát triển các lồng cá ra gần khu vực đảo Mê theo quy hoạch để bảo đảm không ô nhiễm nguồn nước cũng như vướng luồng hàng hải của các tàu hàng. Tuy nhiên, do ra xa phải đầu tư lớn hơn nên những hộ nuôi cá lồng vẫn chưa triển khai nuôi theo quy hoạch.

Báo Thanh Hoá
Đăng ngày 27/05/2021
Linh Trường
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 04:50 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 04:50 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 04:50 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:50 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 04:50 23/12/2024
Some text some message..