Nuôi cá tra kiểu Sài Gòn, ông nông dân thu trăm triệu mỗi năm

Từ Sa Đéc (Đồng Tháp), ông Mười Kiệp (Mai Văn Kiệp) về xã Đa Phước, Bình Chánh, TP HCM) lập nghiệp với nghề nuôi cá tra để mỗi năm thu lời trăm triệu ngon ơ.

Cho cá ăn
Ông Mười Kiệp (Mai Văn Kiệp, xã Đa Phước, Bình Chánh, TP.HCM) và ao nuôi cá tra

Hiện, ông Mười Kiệp nuôi cá tra với 1.600m2 mặt nước. Độc đáo là ông Mười Kiệp nuôi cá tra kiểu… Sài Gòn bán nội địa chứ không như kiểu nuôi công nghiệp xuất khẩu như nông miền Tây Nam bộ.

Nuôi cá tra kiểu Sài Gòn

Lâu nay, ở Sài Gòn có một kiểu nuôi cá tra rất độc đáo ít người biết đến chỉ bán thị trường nội địa đó là dùng phế phẩm từ cá, gia cầm để làm thức ăn nuôi cá tra thay thức ăn công nghiệp.

Làng nuôi cá tra kiểu… Sài Gòn này tập trung nhiều nhất ở xã Bình Hưng với hàng chục ha. Ngoài ra, lẻ mẻ một số nơi trong Sài Gòn cũng có nông dân nuôi cá kiểu này, như ông Mười Kiệp ở xã Đa Phước.

Hôm chúng tôi đến thăm, ông Mười Kiệp cũng vừa cho 2 ao cá tra ăn xong. Tất nhiên, thức ăn cho cá tra là phụ phẩm từ cá và gia cầm.

Theo lão nông U70 này, năm 2000 ông bắt đầu đào ao nuôi cá cặp con rạch Rô để tận dùng nguồn nước kênh này. Ông Mười Kiệp cho biết, để đào 2 cái ao này, ông mất hơn 2 cây vàng.

Đầu tiên, ông nuôi cá trê. Thấy cá trê phá bờ ao quá, ông chuyển sang nuôi cá lóc. Theo ông Mười Kiệp, nuôi cá lóc giá tốt, lời nhiều hơn cá trê. Tuy nhiên, nuôi cá lóc được 4 năm, mất thương lái mua cá, ông chuyển sang nuôi ếch, rồi cá nàng hai, giờ là nuôi cá tra đến giờ.

Ông Mười Kiệp cho biết, cá tra là loại cá dễ nuôi nhất trong các loại cá. Kỹ thuật nuôi cá tra rất đơn giản. Cá tra chủ yếu bị bệnh ký sinh trùng gây ghẻ, lỡ, làm cá bỏ ăn. Nếu cá gặp bệnh này chỉ cần tạt phèn xanh xuống ao cá cũng hết bệnh.

Vụ cá tra năm nay ông thả nuôi 20.000 con giống. Với giá cá tra giống 1.300 đồng/con, vụ này ông Mười Kiệp đổ ao 26 triệu đồng.

Về thức ăn cho cá tra, ông Mười Kiệp cho biết, 20 năm nay ông là khách hàng thân quen của các tiểu thương bán cá, gia cầm tại các chợ quê trong thành phố. Mỗi sáng, ông chạy đến các chợ lấy phế phẩm cá tươi như mang cá, ruột cá, vây cá, da cá thát lát, ruột gia cầm… về làm thức ăn cho cá tra.

Ông Mười Kiệp là "nhà thầu" phế phẩm cá, gia cầm ở chợ Bình Đông. Đầu tiên, ông lấy phụ phẩm có giá 30.000 đồng/người/tháng, rồi 40.000 đồng/người/tháng, và giờ là 60.000 đồng/người/tháng.

Tiểu thương ở chợ có bao nhiêu phế phẩm cá, gia cầm ông Mười Kiệp lấy bấy nhiêu. Trung bình, mỗi ngày lão nông này lấy 150 – 160kg phế phẩm.

"Nhiều người nhào vô giành mối, hỏi mua phế phẩm với giá cao lắm, nhưng các tiểu thương ở chợ không bán, họ chỉ bán cho tôi vì mối quen thân", ông Mười Kiệp thổ lộ.

Đưa phế phẩm về nhà, ông Mười Kiệp xổ ra sân rồi ngồi lựa. Miếng nhỏ vừa cá ăn ông để riêng. Miếng to, cứng ông đem xay nhỏ cho cá.

Trước đây, khi còn sức khỏe, ông trộn phế phẩm này với bột gòn, rồi vo thành cục cho cá ông để thức ăn không rã trong nước, hao tốn.

Thực tế, lượng phế phẩm này không đủ cung cho cá tra ăn hằng ngày. Vì thế, mỗi lứa cá tra ông mất đến cả năm mới được thu hoạch, trong khi nếu nuôi công nghiệp chỉ mất 6 – 7 tháng/lứa cá.

Nuôi cá tra kiểu Sài Gòn khó làm giàu

Ao cá

Nuôi cá tra kiểu... Sài Gòn thức ăn chỉ là phế phẩm cá và gia cầm nhằm hạn chế tối đa chi phí nuôi. Ảnh: Tin Cậy

"Thấy tôi làm rần rần vậy chứ, nuôi cá kiểu này chỉ thoát nghèo, chứ không làm giàu được", ông Mười Kiệp nhận định.

Theo ông Mười Kiệp, nuôi cá tra muốn làm giàu cần phải nuôi quy mô, công nghiệp. Tuy nhiên, nuôi cá kiểu "mạnh vì gạo, bạo vì tiền" thì nông dân Sài Gòn không vững tâm lý.

Ông Mười Kiệp tính, nếu nuôi cá tra công nghiệp, nuôi khéo gì thì cũng tốn 1,2 – 1,3 kg thức ăn công nghiệp cho 1kg cá. Cộng giá cá giống, thuốc men, công sức… nếu thương lái mua cá dưới 17.000 đồng/kg là nông dân nuôi cá lỗ phơi bụng.

Cũng theo ông Mười Kiệp, từ trước tới nay, giá cá tra nuôi ở Sài Gòn tốt nhất là 20.000 đồng/kg, thấp nhất là 13.000 đồng/kg.

Với giá này, bà con nông dân chỉ nuôi cá tra với lấy công làm lời, tận dụng phế phẩm làm thức ăn cho cá tra nhằm giảm giá thành đầu vào mà kiếm đồn lời.

Ông Mười Kiệp cho biết, hiện ông mua phế phẩm cá, gia cầm với giá 500 đồng/kg. Với mỗi ngày thu vào 150kg phế phẩm, tính ra ông Mười Kiệp chỉ mất… 75.000 đồng tiền thức ăn cho cá.

Chính vì nuôi cá tra kiểu giảm chi phí thức ăn tối đa nên thay vì khoảng 7 tháng thu hoạch (nuôi công nghiệp), ông Mười Kiệp phải nuôi đến 1 năm. Và phải thu hoạch đến 3 lần mới xong ao cá do cá không lớn đồng cỡ.

Điều đáng mừng là nhờ nuôi cá tra mà mỗi năm ông Mười Kiệp có doanh thu gần 400 triệu đồng. Trừ chi phí, ông Mười Kiệt vẫn còn lời hơn 100 triệu đồng.

"Với 1.600m2 nuôi cá tra, mỗi năm sau thu hoạch tôi có doanh thu khoảng 400 triệu đồng. Tính ra, gần bằng giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1ha đất ở TP hiện nay (500 triệu đồng/ha)", ông Mười Kiệp hãnh diện.

Dân Việt
Đăng ngày 07/03/2023
Trần Đáng
Nuôi trồng

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 16:07 18/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 15:52 18/03/2024

Chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm mùa hạn hán

Mùa hạn hán thường dẫn đến sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ pH, oxy hòa tan, ... tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển trên cá tôm. Do vậy, việc chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm trong mùa hạn hán là vô cùng quan trọng. 

Ao nuôi tôm
• 14:05 15/03/2024

Nhận biết thời gian thích hợp để cắt mồi cho ao tôm

Quản lý lượng thức ăn tôm tiêu thụ mỗi ngày là công việc quan trọng của người nuôi. Việc này giúp bà con nuôi tôm có thể nhận biết được tình hình tăng trưởng cũng như tình trạng tôm dưới ao có đang ổn định hay không? Nhưng, việc cắt mồi vẫn là một khái niệm còn nhiều thắc mắc, vì vậy hôm nay Tép Bạc sẽ tìm hiểu cùng bà con nhé!

Tôm trong nhá tôm
• 08:00 15/03/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 11:04 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 11:04 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 11:04 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:04 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 11:04 19/03/2024