Nuôi cá tra ở Indonesia khác với Việt Nam ra sao?

Sở dĩ kết quả cuối cùng mà Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đưa ra trong đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá cá tra lần 8 (POR8) đối với Việt Nam trái ngược hẳn với kết luận sơ bộ trước đó, cao hơn nhiều lần so với mức thuế của POR7, là vì DOC đã bất ngờ thay đổi nước thứ ba làm căn cứ tính thuế, chuyển từ Bangladesh bằng Indonesia.

ca tra indonesia
Sản lượng cá tra Việt Nam năm 2009 đạt 1,2 triệu tấn trong khi Indonesia chỉ đạt 132.600 tấn, trong ảnh là nông dân Việt Nam thu hoạch cá tra - Ảnh: Sao Mai

Hãy thử tìm hiểu về ngành cá tra của Indonesia, từ đó có một cái nhìn tổng quan về ngành cá tra của hai quốc gia Indonesia và Việt Nam.

Sản lượng 132.600 tấn năm 2009

Theo Báo cáo nuôi trồng thủy sản năm 2010 của Indonesia được đăng tải trên website gain.fas.usda.gov, Indonesia có hơn 17.000 hòn đảo và bờ biển dài 81.000 km, với diện tích có tiềm năng nuôi thủy sản là 26,6 triệu héc ta. Nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nước này.

Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của Indonesia từ năm 2007 - 2009 tăng trung bình 49,68% từ 3,193 triệu tấn lên 4,78 triệu tấn. Đóng góp lớn nhất cho sự tăng trưởng của nuôi trồng thủy sản Indonesia là việc gia tăng sản lượng cá tra (Pangasius spp), tăng 260%, từ 36.755 tấn năm 2007 lên 132.600 tấn năm 2009.

Tiếp đến là cá trê (Clarias spp) tăng 118%, cá rô phi 82% và tảo biển 49%. Tuy nhiên, sản lượng tôm lại giảm 15% từ 409.590 tấn năm 2008 xuống chỉ còn 348.100 tấn năm 2009.

Sản lượng các loài thủy sản nuôi chính của Indonesia, 2007 - 2009 (Đơn vị: Tấn)

 

 

TT

 

 

Loài

 

Năm

Mức tăng trưởng trung bình (%)

 

2007

 

2008

 

2009*

 

2007-2008

 

2008-2009

1

Cá tra (Pangasius spp)

36.755

102.021

132.600

177,57

29,97

2

Rong câu

1.728.475

2.145.060

2.574.000

24,10

20,00

3

Cá rô phi vằn

206.904

291.037

378.300

40,66

29,98

4

Cá tai tượng

35.708

36.636

38.500

2,60

5,09

5

Cá măng

263.139

277.471

291.300

5,45

4,98

6

Cá trê

(Clarias spp)

91.735

114.371

200.000

24,68

74,87

7

Cá mú

8.035

5.005

5.300

-37,71

5,89

8

Cá chép

264.349

242.322

254.400

-8,33

4,98

9

Tôm

358.925

409.590

348.100

14,12

-15,01

10

Cá tráp

4.418

4.371

4.600

-1,06

5,24

11

Các loại khác

195.122

227.317

553.000

16,50

143,27

Tổng

3.193.565

3.855.200

4.780.100

20,72

23,99

Nguồn: Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia (2009)

Trong khi đó, số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho thấy, trong 10 năm qua, sản lượng cá tra tại ĐBSCL đã tăng gấp 3 lần từ 500.000 tấn lên kỷ lục 1,5 triệu tấn vào năm 2008 và hiện đạt khoảng 1,2 triệu tấn/năm.

Quy mô ngành sản xuất cá tra ở Indonesia hoàn toàn khác biệt so với Việt Nam. Cá tra nuôi ở Indonesia chỉ là một ngành sản xuất rất nhỏ, trong khi cá tra Việt Nam là một ngành chủ lực của cả nước, nuôi với quy mô rộng lớn.

Xuất khẩu không nhiều

Cá tra (Pangasius spp) là loài cá nước ngọt được nuôi ngày càng nhiều và trở thành loại cá hàng hóa chính của Indonesia.

Indonesia có 4 hình thức nuôi cá tra chủ yếu là nuôi trong lồng bè, ruộng lúa, ao nước ngọt và đăng quầng.
Năm 2008, sản lượng cá tra nuôi lồng của Indonesia đạt 19.093 tấn; Nuôi trong ruộng lúa đạt 235 tấn (tăng mạnh so với 143 tấn trong năm 2006); Nuôi ao nước ngọt là 57.454 tấn. Riêng năm 2008, hình thức nuôi trong ao nước ngọt đã tăng gấp 4 lần sản lượng so với năm 2007.

Hình thức nuôi đăng quầng hiện nay đã giảm mạnh do nhiều diện tích nuôi đã bị bỏ hoang, vì vậy năm 2008 nuôi đăng quầng chỉ đạt 25.239 tấn, thấp hơn rất nhiều so với đỉnh cao 51.439 tấn năm 2004. Sản lượng cá nuôi đăng quầng giảm là do thiếu nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là do nguồn cung cấp giống không đảm bảo, chất lượng nước các hồ tự nhiên, hồ chứa bị xuống cấp và giá thành nuôi cá không thể cạnh tranh được với các loài cá khác như cá chép, cá rô phi.

Cá tra (Pangasius spp) của Indonesia cũng được xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở dạng fillet đông lạnh và khối lượng xuất khẩu rất nhỏ, chỉ gần 70 tấn trong năm 2007 và năm trước đó được 173 tấn.

Xuất khẩu cá tra Indonesia vào Mỹ, 2005 – 2009 (Đơn vị: Kg)

 

Hình thức

Năm

 

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Fillet đông lạnh

 

 

0

 

 

0

173.465

69.591

0

0

Tổng

0

0

173.465

69.591

0

0

Nguồn:www.st.nmfs.noaa.gov/st1/trade/cumulative_data/TradeDataCountry.html

Theo gain.fas.usda.gov/TBKTSG
Đăng ngày 23/03/2013
Sao Mai
Nuôi trồng

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 08:24 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 08:24 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 08:24 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 08:24 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 08:24 15/11/2024
Some text some message..