Nuôi cá tra theo tiêu chuẩn an toàn chất lượng tại An Giang

Mô hình nuôi cá tra thương phẩm xuất khẩu đạt tiêu chuẩn ATCL (an toàn chất lượng) sẽ tạo ra sản phẩm cá tra luôn đạt và vượt qua yêu cầu của khách hàng. Thông qua đó, sẽ xây dựng một thương hiệu thủy sản An Giang, được Quốc tế công nhận và người tiêu dùng ưa chuộng. Từ năm 2003, tỉnh An Giang đã quan tâm đến việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm thủy sản và đã triển khai thực hiện Chương trình hành động về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm sản phẩm thủy sản tỉnh An Giang.

keo cá tra

Đến nay đã đạt được một số kết quả như sau:

Đào tạo, huấn luyện

Đào tạo, huấn luyện được 02 lớp chuyên viên thực hành SQF cho 50 cán bộ thủy sản của tỉnh (giảng viên cấp I) và đã cấp giấy chứng nhận. Đội ngũ giảng viên cấp I của tỉnh đã trực tiếp tham gia đào tạo 02 lớp về HACCP và SQF cho 70 cán bộ, kỹ thuật viên thủy sản (giảng viên cấp II) cho tuyến huyện. Đây là lực lượng trợ giảng cho giảng viên cấp I trong việc huấn luyện cho ngư dân về kỹ năng nuôi thủy sản ATCL theo tiêu chuẩn SQF 1000CM và kỹ năng chọn tạo giống thủy sản chất lượng cao. Hướng dẫn thực hiện quy trình nuôi và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn SQF và các hồ sơ thủ tục để ngư dân được cấp chứng nhận SQF 1000CM và doanh nghiệp được cấp chứng nhận SQF 2000CM.

Đào tạo 30 cán bộ thủy sản cấp tỉnh và huyện về kiến thức GlobalGAP, trên cơ sở lực lượng này sẽ thực hiện tập huấn cho cơ sở/vùng nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang. Tổ chức được 38 lớp huấn luyện Kỹ năng nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn SQF 1000CM với 956 học viên tham gia, 10 lớp huấn luyện Kỹ năng ương giống thủy sản với 261 học viên tham gia và 04 lớp tập huấn kiến thức GlobalGAP với 76 học viên tham dự.

Chứng nhận SQF 1000CM; SQF 2000CM; GlobalGAP

Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGIFISH) chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 2000CM cho Công ty và chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 1000CM các nuôi thủy sản cung cấp nguyên liệu cho Công ty với diện tích là 53,65ha.

Công ty TNHH Việt An chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 2000CM cho Công ty và chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 1000CM các nuôi thủy sản cung cấp nguyên liệu cho Công ty. Chứng nhận đạt tiêu chuẩn Quốc tế GlobalGAP cho vùng nuôi của Công ty tổng diện tích là 120ha, sản lượng 85.000tấn/năm tại xã Vĩnh Bình huyện Châu Thành, xã Kiến An huyện Chợ Mới và xã Mỹ Hòa Hưng Tp Long Xuyên, An Giang.

Công ty Xuất Nhập khẩu Nông sản thực phẩm An Giang (AFIEX) chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 2000CM  cho Công ty và chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 1000CM các hộ nuôi thủy sản cung cấp nguyên liệu cho Công ty với diện tích là 7,55ha.

Công ty Tuấn Anh (NTACO) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Quốc tế GlobalGAP cho vùng nuôi cá tra diện tích 30ha, sản lượng 20.000tấn/năm tại phường Mỹ Thới, Tp. Long Xuyên, An Giang.


Trung tâm Giống Thủy sản An Giang được chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 1000CM và chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP với công suất sản xuất 300.000 triệu cá tra bột/năm và 20.000.000 cá  tra giống/năm.

Công ty Cổ phần Nam Việt (NAVICO) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Quốc tế GlobalGAP cho vùng nuôi cá tra diện tích 34ha, sản lượng 40.000tấn/năm tại xã Mỹ Hòa Hưng, Tp. Long Xuyên (14ha) và xã Vĩnh Trạch huyện Thoại Sơn (20ha) An Giang.

Công ty Cổ phần Thủy sản Trường Giang (Fishery Holdings Corporation) địa chỉ Công ty tại tỉnh Đồng Tháp được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Quốc tế GlobalGAP cho vùng nuôi cá tra tại An Giang diện tích 10ha, sản lượng 3.000tấn/năm.

Xí nghiệp Thức ăn gia súc An Giang (AFIEX) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Quốc tế GlobalGAP cho sản phẩm thức ăn thủy sản với công suất 30.000 tấn/năm tại phường Mỹ Thạnh Tp Long Xuyên, An Giang.

Tổng diện tích được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Quốc tế đạt 240ha, với sản lượng 105.000 tấn/năm chiếm tỷ lệ khoảng 40% trên tổng sản lượng nguyên liệu xuất khẩu.

Theo yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGAP, tất cả các công đoạn trong chuỗi sản xuất sản phẩm thủy sản như giống, thức ăn, nuôi thương phẩm, chế biến xuất khẩu đều phải được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Hiện nay, điều kiện rất thuận lợi để tỉnh An Giang phát triển thủy sản nhanh và bền vững do khâu giống (Trung tâm Giống Thủy sản An Giang) và khâu thức ăn (Xí nghiệp Thức ăn gia súc An Giang) đều đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.

Thông qua quá trình tập huấn, các hộ nuôi cá tra thương phẩm, từ việc nuôi theo kinh nghiệm truyền thống, không hiểu biết về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã ý thức được trách nhiệm và quyền lợi trong sản xuất, không sử dụng các loại hoá chất kháng sinh độc hại cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật vào sản xuất, kiểm soát tốt quá trình sản xuất tránh lây nhiễm các chất độc hại, đáp ứng yêu cầu chất lượng của các nước nhập khẩu, nâng cao ý thức của các hộ nuôi trong trong việc sử dụng, giữ gìn và bảo vệ môi trường nuôi thủy sản. Các hộ nuôi sau khi được tập huấn đã tự nguyện tham gia vào các Hội nuôi cá sạch, xây dựng vùng nuôi ATCL gắn kết với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

Việc áp dụng tiêu chuẩn ATCL theo tiêu chuẩn Quốc tế SQF 1000CM, GlobalGAP giúp các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu yên tâm hơn trong quá trình thu mua nguyên liệu, giảm được thiệt hại do sản phẩm bị nhiễm các hoá chất kháng sinh độc hại không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ với mức giá thấp, giảm thiệt hại do các nước nhập khẩu trả hàng do sản phẩm không đảm bảo chất lượng đồng thời nâng uy tín chất lượng sản phẩm cá tra của tỉnh An Giang trên thị trường Quốc tế.

Các hộ ngư dân được chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 1000CM, GlobalGAP giảm rủi ro trong quá trình sản xuất, áp dụng quy trình thích hợp giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản xuất, ổn định về chất lượng đồng thời tăng giá trị sản phẩm đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, trở thành ngành sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông, ngư dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ an ninh quốc phòng.

Chi cục Thủy sản An Giang
Đăng ngày 25/05/2012
Trần Hoàng Hùng
Nuôi trồng

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 09:00 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 27/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 09:44 27/09/2024

Tảo độc ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe tôm nuôi?

Tảo độc là một trong những mối lo ngại lớn đối với các ao nuôi tôm. Khi môi trường ao nuôi không được kiểm soát đúng cách, tảo độc có thể phát triển mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tôm và gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi. Vì vậy, vào lúc thời tiết mưa như hiện nay, hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu về chúng nhé.

Tảo độc
• 09:32 26/09/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 01:30 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:30 28/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 01:30 28/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 01:30 28/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 01:30 28/09/2024
Some text some message..