Nuôi cá trên ruộng trong mùa lũ –những điểm cần lưu ý

Hằng năm vào khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9 (dương lịch) là thời điểm thu hoạch lúa vụ hè thu chính vụ (vụ 3) xong, là thời điểm nước lũ từ thượng nguồn chuẩn bị đổ về, không trồng lúa được, đất ruộng bỏ trống; đây cũng là lúc thích hợp cho mô hình nuôi cá trên ruộng lúa. Để mô hình mang lại hiệu quả cao nhất, người nuôi cần nắm vững những yêu cầu kỹ thuật quan trọng như:

cá lúa

Chuẩn bị ruộng nuôi: Khi thu hoạch lúa hè thu chính vụ xong, gom rơm lại đem lên bờ dùng để làm nấm rơm hay sử dụng làm thức ăn cho bò, không nên để rơm dưới ruộng vì khi cho nước vào ruộng rơm sẽ phân hủy làm môi trường nước xấu ảnh hưởng đến sức khỏe cá nuôi. Phần gốc rạ còn lại có thể bón một ít phân để cho gốc rạ đó phát triển tạo lúa chét cho cá ăn.

Làm bờ bao bảo vệ cá: Diện tích bờ bao xung quanh ruộng phải được rào lưới bảo vệ chắc chắn: bờ phải được gia cố chắc chắn và cao hơn mực nước lũ hàng năm khoảng 30cm, phía trên bờ dùng lưới tấn chặt chân lưới xuống bờ và lưới cao ít nhất khoảng 50cm, kích thước mắt lưới nhỏ hơn kích cỡ cá, kiểm tra lưới thường xuyên hàng ngày để bảo vệ cá nhất là khi có nước lũ về.

Lấy nước vào và cho cá lên ruộng: Chuẩn bị xong ruộng nuôi, chọn lúc nước tốt cho nước vào ruộng với mức nước trên mặt ruộng ít nhất 40cm, rồi cho hết cá đã ương trước trong mương lên ruộng. Định kỳ phòng bệnh cho cá bằng vôi và muối.

Thức ăn: Lưu ý tính ăn của từng loài cá để cung cấp đủ và đúng loại thức ăn bằng cách tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá như ốc làm mồi cho cá chép; rau, bèo, lúa chét làm mồi cho cá rô đồng, cá mè vinh; nếu có nuôi cá sặc rằn và mè trắng thì nước ao nuôi phải có màu xanh để cá ăn lọc tảo thì cá mới lớn... Thời gian cho cá lên ruộng cá lớn rất nhanh và không cần cho ăn thức ăn viên sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất.

Hợp tác sản xuất: Những hộ liền kề có điều kiện có thể hợp tác thành tổ quản lý cộng đồng để giảm chi phí về làm bờ bao rào lưới xung quanh và công quản lý chăm sóc.

Thu hoạch và bán cá: chọn thời điểm bán cá theo nhu cầu thị trường vì chọn thời điểm bán cá quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh tế, phải xác định nhu cầu thị trường để bán cá có giá cao như cá rô đồng bán trước khi lũ về, cá chép bán trước tết, mè trắng và sặc rằn bán vào dịp tết để xay chả hoặc làm khô. Đến lúc nước lũ rút, nếu cá đạt kích cỡ thương phẩm thì xuất bán và chuẩn bị cho vụ lúa Đông-Xuân, nếu cá chưa đạt cỡ bán thì có thể thu tỉa những cá lớn bán trước còn lại cá nhỏ cho xuống mương nuôi tiếp bán sau.

Nếu được chuẩn bị những yêu cầu kỹ thuật trên tốt tin chắc rằng vụ nuôi sẽ đạt hiệu quả cao. Đây được xem là mô hình mang lại hiệu quả cao vì đã tạo được việc làm cho nông dân vào mùa lũ, tạo ra sản phẩm cá an toàn, tạo được mặt đất ruộng có nhiều dinh dưỡng sẽ giúp giảm chi phí từ phân bón cho lúa vụ sau, nhờ vậy đã góp phần tăng hiệu quả trên cùng một diện tích đất và là mô hình có thể phát triển bền vững trong tương lai./.

Tiền Giang, 06/09/2015
Đăng ngày 09/09/2015
Nguyễn Thị Phương Dung
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:53 06/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 09:37 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 08:00 06/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặn tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:33 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 11:33 06/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:33 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 11:33 06/05/2024

Độ hòa tan của thức ăn quan trọng như thế nào?

Để đánh giá nhanh chất lượng thức ăn tôm tốt nhất, bên cạnh các chất dinh dưỡng cần thiết, việc hiểu rõ về độ hòa tan của thức ăn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi độ hòa tan của thức ăn cho tôm quan trọng như thế nào? và yếu tố nào giúp đánh giá độ hoàn tan của thức ăn.

Thức ăn viên
• 11:33 06/05/2024