Kitz, một nhà sản xuất van thuộc tỉnh Chiba, bắt đầu phát triển mô hình nuôi trong nhà với sự tuần hoàn nước sử dụng các sensor cảm biến để đo các chỉ tiêu môi trường nước và kiểm soát điều chỉnh chất lượng nước nuôi cho phù hợp. Hiện công ty đang thử nghiệm nuôi cá tráp và một số loài cá có giá trị khác. Hệ thống nuôi này gần như tự động hoàn toàn, hoạt động nuôi của nhà máy chỉ cần lao động của con người từ 1-2 giờ mỗi ngày.
Với công nghệ tinh lọc nước của Kitz sử dụng nước lọc sau đó bổ sung các hóa chất cần thiết trong nước biển, sau đó lọc qua hệ thống lọc và lưu thông trong hệ thống nuôi. Trong hệ thống nuôi này việc kiểm soát chất lượng nước nuôi đóng vai trò quan trọng, quyết định thành công của vụ nuôi vì cá sống trong không gian nhỏ, mật độ nuôi cao dẫn đến dễ mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh.
Sử dụng nguồn nước ngầm với nhiệt độ nước ổn định giúp cá tăng trưởng nhanh hơn, đồng thời với hệ thống lọc nước và kiểm soát nguồn nước cấp giúp hạn chế một số mầm bệnh trên cá nhất là các bệnh do ký sinh trùng. Trong tương lai thành công của mô hình nuôi mang lại giúp phát triển nuôi một số loài cá khác trong nội địa như: cá thu và cá saba. Hạn chế hiện nay của mô hình nuôi trong nội địa là chi phí nuôi cùng với chi phí điều hành cơ sở nuôi tương đối cao.
Hình ảnh của hệ thống nuôi cá ở Nhật Bản. Ảnh: Kitz
Các nhà khoa học Nhật Bản đang thí nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng với hệ thống nuôi tuần hoàn. Hiên tại, mô hình của công ty IMT cho năng suất 25 tấn tôm/năm. Dự tính trong tương lai công ty Nippon Suisan Kaisha một công ty thủy sản hàng đầu của Nhật sẽ phát triển mô hình hướng đến tăng năng suất 200 tấn/năm.
Theo: Asia.nikkei