Nuôi chạch bùn - cách làm mới ở Hải Dương

Mô hình nuôi chạch bùn thương phẩm trong tỉnh được Chi cục Thủy sản Hải Dương triển khai đã mang lại hiệu quả bước đầu, mở ra một cách làm mới cho nông dân.

Nuôi chạch bùn - cách làm mới ở Hải Dương
Huyện Thanh Miện có trên 1 ha nuôi thử nghiệm chạch bùn

Cá chạch bùn là loại thủy sản nước ngọt có thịt thơm ngon, lượng đạm cao, ít chất béo nên được nhiều người ưa chuộng. Đây cũng là loại thủy sản đặc sản đang được nhiều địa phương xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tuy nhiên, hiện chạch bùn ngoài tự nhiên đã bị suy giảm số lượng bởi ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường và các cách đánh bắt gây hại của người dân. Cũng vì sự khan hiếm nên giá cả mặt hàng này luôn ổn định ở mức 80.000-90.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá các loại thủy sản khác như cá trắm, cá rô phi, cá chép… thường biến động, ảnh hưởng đến tâm lý người chăn nuôi. Từ thực tế này, năm 2018, Chi cục Thủy sản đã thực hiện mô hình nuôi chạch bùn thương phẩm để giúp nông dân phát triển kinh tế.

Chị Hoàng Thị Dung, Phó Trưởng Phòng Nghiệp vụ thủy sản (Chi cục Thủy sản Hải Dương) cho biết: Chạch bùn sống ở đáy bùn, thích nghi tốt với môi trường có điều kiện khó khăn. Trước đây, một số hộ của huyện Thanh Miện đã nuôi thử nghiệm chạch bùn nhưng mới dừng ở quy mô nhỏ, kỹ thuật nuôi còn hạn chế nên hiệu quả chưa cao. Sau khi tham gia các lớp tập huấn, các hộ dân đã nắm bắt được quy trình chăm sóc, cách phòng bệnh cho chạch bùn. Ngoài ra, Chi cục Thủy sản Hải Dương còn cung cấp 800.000 con giống cho 5 hộ tham gia mô hình.

Trước đây, ông Trương Văn Dồng ở thôn Đào Lâm, xã Đoàn Tùng (Thanh Miện) sử dụng gần 7.000 m2 ao để nuôi cá trắm, chép, trôi, mè. Tuy nhiên, giá các loại này thường xuyên bị biến động, chi phí chăn nuôi cao nên nhiều năm ông Dồng làm ăn thua lỗ. Năm 2018, gia đình ông đã cải tạo lại ao nuôi để thả trên 270.000 con giống chạch bùn do HTX Sản xuất và thương mại thủy sản Duy Tuyền cung cấp. Tuy nhiên, vì lần đầu nuôi chạch bùn trong ao nên gia đình ông gặp không ít khó khăn.

Ông Dồng cho biết để phòng ngừa bệnh cho chạch, gia đình ông thường xuyên bổ sung nước sạch vào ao tạo điều kiện cho chạch phát triển. Bên cạnh đó, ông còn sử dụng các chế phẩm sinh học Bio, diệt khuẩn bằng BKC, Iodine… và bổ sung các khoáng chất theo định kỳ từ 1-2 lần/tháng. Nhờ tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nên tỷ lệ sống của chạch đạt từ 80-83%. Sau 4 tháng chăm sóc, chạch đạt trọng lượng từ 30-35g/con thì có thể xuất bán. Lứa chạch vừa qua, gia đình ông lãi được trên 100 triệu đồng.

Tháng 6.2018, gia đình ông Nguyễn Văn Nghị ở xã Đoàn Thượng (Gia Lộc) cải tạo lại hơn 5.000 m2 ao để thả thử nghiệm trên 230.000 con chạch bùn giống. Sau 4 tháng chăm sóc, gia đình ông thu hoạch 5,2 tấn chạch bùn và được thương lái thu mua với giá 80.000-90.000 đồng/kg. Với lứa chạch bùn đầu tiên này gia đình ông thu lãi được gần 65 triệu đồng. So với nuôi cá truyền thống thì chạch bùn cho lãi gấp 2-3 lần. Cũng theo ông Nghị, nuôi chạch bùn có nhiều ưu điểm như tăng trọng nhanh, chu kỳ nuôi ngắn (3-4 tháng/vụ), sức đề kháng cao, ít bệnh tật, thị trường tiêu thụ thuận lợi. Bên cạnh đó, thức ăn của chạch lúc nhỏ chủ yếu là cám công nghiệp, khi chạch lớn có thể tận dụng những cây cỏ có sẵn hoặc các loại sinh vật phù du trong môi trường nước để nuôi.

Báo Hải Dương
Đăng ngày 27/02/2019
Đỗ Quyết
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 18:27 18/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 18:27 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 18:27 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 18:27 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 18:27 18/11/2024
Some text some message..