Nuôi ếch hết khổ

Ếch thường xuất hiện một số bệnh ngoài da, sau khi ếch sinh sản cần bổ sung một số vitamin và khoáng chất, thức ăn chủ yếu của ếch là các loại cá tạp mua từ chợ...

mô hình nuôi ếch
Anh Chương phát triển kinh tế bằng mô hình nuôi ếch

Vừa qua, chúng tôi có dịp ghé thăm trang trại nuôi ếch của anh Võ Trí Chương (phường Vĩnh Hòa, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), nằm cách bờ biển Nha Trang xinh đẹp khoảng 5km. Nơi đây rất phù hợp với việc cung cấp nông sản cho các du khách Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và khách nội địa.

Trước đây, gia đình anh Chương nuôi chim cút nhưng do nằm gần khu dân cư nên anh quyết định tạm ngưng không nuôi nữa. Đầu năm 2005, anh Chương khăn gói lên đường ra Hà Tĩnh mua 40 cặp giống ếch bố mẹ (giá 300.000 đồng/cặp) và 5.000 con ếch con ( giá 1.400 đồng/con). Vừa mua về anh thuê công nhân cải tạo xây dựng lại hệ thống chuồng nuôi, các hệ thống dẫn nước phục vụ cho đàn ếch được làm làm rất khoa học.

Trong thời gian đang nuôi anh nhận được tin vui khi được vay vốn của Qũy Hỗ trợ nông dân phường 5 triệu đồng, dùng mua thức ăn cho ếch và sắm sửa thêm các trang thiết bị khác. Do chăm sóc đúng kỹ thuật số ếch sinh sản phát triển khá nhanh, đầu ra luôn ổn định và được rất nhiều khách sạn, nhà hàng liên hệ mua.

Chỉ trong vòng hơn 1,5 năm anh đã trả được vốn cho Qũy Hỗ trợ nông dân, số dư còn lại anh tiếp tục đầu tư cho những vụ nuôi mới. Hiện tại, trong ao nuôi có trên 150 cặp ếch giống bố mẹ và hơn 5.000 con ếch con.

Với giá bán 2.000 đồng/con ếch giống, 70.000 đồng/kg giống ếch thịt, mỗi năm bình quân xuất bán trên 6 tấn ếch thịt và trên 8 vạn ếch giống, sau khi trừ các khoản chi phí, anh thu nhập gần 100 triệu đồng. Anh Chương cho biết: "Để có được thành công như ngày hôm nay, tôi phải đầu tư rất nhiều cả về công sức và tiền bạc.

Tôi phải bỏ thời gian hơn 20 ngày đi học kỹ thuật của trại nuôi ếch ngoài Hà Tĩnh và học thêm các tài liệu trong sách, báo". Theo anh, thời điểm ếch đẻ thích hợp khoảng tháng 3, 4, 5, 6, 7; ếch giống sau khi đẻ khoảng 45 ngày thì xuất bán và nuôi thêm 3 tháng nữa xuất bán thịt là thích hợp.

Trọng lượng xuất bán thịt từ 4 – 5 con/kg, trung bình mỗi con ếch giống sinh sản 3.000 – 4.000 con/(năm đầu tiên), 5.000 – 7.000 con /(năm thứ 2) và trên 7.000 – 10.000 con/(năm thứ 3).

Chia sẻ kỹ thuật nuôi ếch, anh Chương nhấn mạnh, ếch thường xuất hiện một số bệnh ngoài da, sau khi ếch sinh sản cần bổ sung một số vitamin và khoáng chất, thức ăn chủ yếu của ếch là các loại cá tạp mua từ chợ và một số thức ăn công nghiệp, phải thường xuyên thay nước để đảm bảo vệ sinh cho đàn ếch.

Số ếch anh đang nuôi rất thành công trong ao là giống ếch bò, hiện anh đang tiếp tục nghiên cứu lai tạo thêm giống ếch đồng. Số ếch đang chuẩn bị sinh sản đã có khách hàng tại tỉnh Ninh Thuận đặt mua với số lượng 5 vạn con.

So với nghề nuôi chim cút cũ, nuôi ếch đang cho thu nhập tương đối ổn định và kinh tế gia đình anh khấm khá hơn trước. Với sự cần cù làm ăn và nghiên cứu KHKT, liên tục từ năm 2008 đến nay anh được các cấp Hội Nông dân phường, thành phố tuyên dương là nông dân SXKD giỏi của địa phương.

Anh Cao Văn Niệm, Chủ tịch Hội nông dân phường Vĩnh Hòa cho biết thêm, mô hình nuôi ếch của hộ anh Chương rất phù hợp với đặc thù khí hậu của địa phương, con ếch cho sinh sản nhanh, thu nhập cao, Hội thường xuyên giới thiệu tạo điều kiện cho các nông dân trao đổi kinh nghiệm học tập từ mô hình này.

Nông Nghiệp Việt Nam, 15/05/2015
Đăng ngày 16/05/2015
Kim Thoa
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 16:31 29/04/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 16:31 29/04/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 16:31 29/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 16:31 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 16:31 29/04/2024