Nuôi ếch sạch khép kín ở An Giang

Nhận thấy ếch phù hợp với thổ nhưỡng, dễ nuôi, dễ chăm sóc và đầu ra ổn định, nông dân Trần Minh Hải (xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) cùng các thành viên trong Hợp tác xã (HTX) thương mại và dịch vụ chăn nuôi ếch Khánh Hòa mạnh dạn phát triển mô hình nuôi ếch thương phẩm và khô ếch một nắng.

mô hình nuôi ếch
Anh Trần Minh Hải bên mô hình nuôi ếch thương phẩm.

Hướng dẫn chúng tôi tham quan trại nuôi ếch, anh Hải cho biết, tận dụng diện tích đất rẫy canh tác kém hiệu quả, năm 2007, anh chọn mô hình nuôi ếch để khởi nghiệp. Sở dĩ anh chọn nuôi ếch trong bể lót bạt (trên mặt đất) mà không nuôi dưới ao, là để tận dụng diện tích đất trống, dễ vệ sinh và xử lý nguồn nước, tỷ lệ hao hụt ít hơn. Không cần tốn công chăm sóc, chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm cao cho ếch.

Trong bể lót bạt, đặt các giá thể để ếch ngồi ăn. Khi cho ếch ăn phải phân điều độ, tránh cho ăn quá nhiều, ếch sẽ bị trướng bụng. Ngoài thức ăn thì khâu vệ sinh cũng không kém phần quan trọng, giúp tránh một số bệnh thường gặp, như: Nhiễm trùng đường ruột, mù mắt, ghẻ… Chi phí đầu tư nuôi ếch thương phẩm thấp, nếu áp dụng đúng kỹ thuật và chăm sóc tốt sẽ cho lợi nhuận khá.

Không chỉ nuôi ếch thịt, anh Hải còn học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật qua sách báo, tài liệu để cho ếch sinh sản nhân tạo. Trung bình mỗi năm, ếch đẻ 3 lần, mỗi lần từ 200 - 300 con. Từ khi nở nuôi hơn 1 tháng đạt 100 con/kg, có thể tách bể để nuôi ếch thương phẩm. Sau đó, nuôi thêm khoảng 2 tháng, ếch đạt trọng lượng từ 3-5 con/kg có thể xuất bán. Mô hình nuôi ếch khép kín này vừa giúp anh Hải tăng thu nhập, vừa chủ động được nguồn ếch giống tại chỗ. Hiện tại, anh Hải có 60 bể lót bạt nuôi ếch, diện tích mỗi bể khoảng 24m2. Trong đó, 4 bể đang nuôi ếch bố mẹ (300 con/bể), 10 bể ương ếch giống, còn lại là 46 bể nuôi ếch thương phẩm (khoảng 4.000 con/bể).

nuôi ếch
Bể nuôi ếch của anh Trần Minh Hải.

Thấy được hiệu quả từ mô hình, nhiều người dân trong và ngoài địa phương đến tham quan, học hỏi và mạnh dạn đầu tư nuôi. Tuy nhiên, hầu hết bà con chưa nắm vững kỹ thuật, khi có dịch bệnh xảy ra thì lúng túng, không biết xử lý thế nào, dẫn đến nuôi kém hiệu quả. Vì vậy, năm 2021, anh Hải thành lập HTX thương mại và dịch vụ chăn nuôi ếch Khánh Hòa với 10 thành viên, quy mô sản xuất hơn 2ha. Trung bình mỗi vụ nuôi, HTX bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 100 tấn ếch thịt thương phẩm.

“Mục tiêu quan trọng nhất của HTX là nuôi và sản xuất “ếch sạch” đến người tiêu dùng. Do đó, tất cả thành viên của HTX đều nuôi theo chuỗi khép kín, tiêu chuẩn sạch. Trong quá trình nuôi, tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu ếch bị bệnh, chỉ xử lý nguồn nước, bổ sung vitamin, men tiêu hóa… nhằm đảm bảo ếch thịt sạch hoàn toàn” - anh Hải chia sẻ.

“Trung bình mỗi đợt, tôi xuất bán khoảng 10 tấn ếch thịt. Hiện, giá ếch thịt dao động từ 40.000 đồng/kg trở lên. Trừ chi phí, mỗi đợt tôi lãi khoảng 20% tổng doanh thu” - anh Hải chia sẻ.

Ngoài ra, cuối năm 2021, HTX còn đầu tư, sản xuất cho ra thị trường sản phẩm khô ếch một nắng “3 không” (Không chất kháng sinh, không chất bảo quản và không hóa chất), mỗi tháng hơn 100kg, bước đầu được người tiêu dùng ưa chuộng và đánh giá cao. Hơn 4kg ếch tươi sẽ được 1kg khô ếch một nắng, giá dao động từ 250.000-300.000 đồng/kg.

“Đây vừa là sản phẩm mang tính đặc trưng nhằm giới thiệu thương hiệu ếch của HTX, vừa là hướng đi mới để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm ếch thịt của thành viên HTX trong tương lai. Hiện, HTX đang làm hồ sơ đăng ký tem quản lý truy xuất nguồn gốc; tham gia đánh giá sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), khẳng định thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm ếch trên thị trường” - anh Hải cho biết. 

Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Hòa Nguyễn Ngọc Nghĩa cho biết, mô hình nuôi ếch thương phẩm và khô ếch một nắng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần ổn định cuộc sống người dân nông thôn. Thời gian tới, Hội Nông dân xã tiếp tục tuyên truyền, phối hợp các ngành chức năng mở lớp tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi ếch cho thành viên. Đồng thời, tạo điều kiện cho các hộ đang nuôi ếch trên địa bàn xã tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Hỗ trợ nông dân, động viên tham gia HTX để các hộ nuôi ếch phát triển bền vững, liên kết sản xuất, ổn định đầu ra sản phẩm, nhằm tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế địa phương.

Báo An Giang
Đăng ngày 03/06/2022
Trọng Tín
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến tỷ lệ sống của tôm giống

Trong nuôi tôm giống, dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng phát triển của tôm. Tôm giống khỏe mạnh, phát triển đều đặn không chỉ giúp người nuôi đạt năng suất cao mà còn giảm thiểu rủi ro trong suốt quá trình nuôi. Để đạt được điều này, người nuôi cần hiểu rõ vai trò của dinh dưỡng và cách tối ưu hóa khẩu phần ăn cho tôm giống.

Tôm giống
• 14:52 18/02/2025

Ứng dụng một số công nghệ trong chế biến và bảo quản thủy sản

Công nghệ chế biến và bảo quản thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn chất lượng, kéo dài thời gian sử dụng, và nâng cao giá trị thương mại của các sản phẩm thủy sản.

Thủy sản
• 14:52 18/02/2025

Sinh vật bám phao và ảnh hưởng đến tôm

Trong quá trình nuôi tôm, người nuôi thường quan tâm đến chất lượng nước, thức ăn và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, một vấn đề ít được chú ý nhưng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm chính là sự xuất hiện của các sinh vật bám trên phao và các bề mặt khác trong ao nuôi. Những sinh vật này bao gồm thực vật thủy sinh, riêu, tảo và hàu chỉ, có thể tác động đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm theo nhiều cách khác nhau. Hiểu rõ về nhóm sinh vật này và cách kiểm soát chúng sẽ giúp người nuôi tối ưu hóa quy trình quản lý ao tôm một cách hiệu quả hơn.

Hàu chỉ
• 14:52 18/02/2025

Ba tỉnh hàng đầu nuôi và xuất khẩu tôm nước lợ

Ngày 14/2/2025, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025.

Nuôi tôm
• 14:52 18/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 14:52 18/02/2025
Some text some message..