Nuôi ếch xen cá cho hiệu quả cao

Mô hình nuôi ếch xen cá các loại của nông dân trẻ Nguyễn Minh Nhựt, xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè là một trong những mô hình tiêu biểu được Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh biểu dương.

nuôi ếch xen cá
Mô hình nuôi ếch xen cá của nông dân trẻ Nguyễn Minh Nhựt.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường nhằm tăng thu nhập trên cùng một đơn vị sản xuất, thời gian qua, tỉnh Trà Vinh xuất hiện nhiều mô hình chuyển đổi hiệu quả, được ngành nông nghiệp đánh giá cao và nhân rộng trên địa bàn.

Mô hình nuôi ếch xen cá các loại của nông dân trẻ Nguyễn Minh Nhựt, xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè là một trong những mô hình tiêu biểu được Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh biểu dương mới đây tại Hội nghị nông dân điển hình tiên tiến giai đoạn 2015-2020.

Nông dân trẻ Nguyễn Minh Nhựt cũng được UBND tỉnh Trà Vinh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020.

Chỉ mới 27 tuổi, nhưng anh Nguyễn Minh Nhựt đã có 7 năm với nghề nuôi ếch. Sinh ra trong một gia đình thuần nông, ở vùng quê nghèo ấp Ô Chích. Tuổi thơ của anh gắn liền với ruộng lúa, bờ ao, nên bản thân luôn nung nấu ý định lập nghiệp trên chính mảnh ruộng nhỏ của gia đình.

Anh Nhựt xác định, ngoài tiêu chí chính là thị trường tiêu thụ, thì trồng cây gì hay nuôi con gì đều cần ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để giảm giá thành, hạn chế rủi ro do dịch bệnh. Với suy nghĩ ấy, anh Nguyễn Minh Nhựt quyết định học Đại học chuyên ngành chăn nuôi thủy sản, để có thể vận dụng những kiến thức đã học trong quá trình sản xuất.

Năm 2013, để việc học đi đôi với hành, nông dân trẻ Nguyễn Minh Nhựt đào ao thả nuôi thử nghiệm 2.000 con ếch giống trên diện tích 500 m2 mặt nước. Tuy được học chuyên ngành bài bản, nhưng bắt tay vào sản xuất, vì thiếu kinh nghiệm nên mô hình không hiệu quả, tỷ lệ hao hụt khá cao.

Rút kinh nghiệm từ những lần thất bại, cùng với sự tìm tòi, học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp, khoảng một năm sau, mô hình đã thành công như mong đợi, và chứng minh được tính hiệu quả cho đến thời điểm này.

Hiện, gia đình anh thường xuyên duy trì tổng đàn ếch khoảng 400.000 con trên diện tích 6.000 m2 mặt nước.

Bên cạnh đó, anh Nhựt còn tận dụng nguồn chất thải của ếch làm thức ăn cho cá, bằng cách thả các loại cá như cá trê, cá tra, cá lò tho nuôi xen trong ao nuôi ếch.

Mỗi năm, cá cho thu hoạch hai lần, ếch cho thu hoạch từ 4-5 lần. Lợi nhuận hàng năm luôn ổn định khoảng 500 triệu đồng, tăng rất nhiều lần so với trồng lúa trên cùng một diện tích trước đó.

Anh Nhựt cho biết, giá thành sản xuất ếch từ 3,2-3,5 triệu đồng/1.000 con, sau hơn 2 tháng thả giống, 1.000 con giống thu sản lượng khoảng 150 kg ếch thương phẩm. Với giá bán từ 30.000-32.000 đồng/kg ếch thương phẩm, trừ chi phí, lợi nhuận từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng/1.000 con.

Ngoài ra, anh Nhựt còn có thu nhập từ sản xuất con giống ếch, bình quân từ 100.000-150.000 con/tháng, với giá bán từ 1.000-1.500 đồng/con.

Từ mô hình nuôi ếch xen cá các loại thành công, năm 2018, anh Nhựt tham gia Tổ hợp tác nuôi ếch thương phẩm ấp Ô Chích để chia sẻ kinh nghiệm của mình với nông dân địa phương.

Khi mới thành lập, tổ chỉ có 14 thành viên, qua sản xuất hiệu quả, đến nay có thêm 41 hộ nuôi ếch tham gia tổ hợp tác. Hiện, Tổ hợp tác nuôi ếch thương phẩm ấp Ô Chích có 55 thành viên.

Điều đáng quý ở anh nông dân trẻ này, khi có thu nhập ổn định, anh nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm với những người mới vào nghề, tương trợ nhau phát triển kinh tế gia đình.

Những hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn được anh đầu tư con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh cho ếch… đến cuối vụ không tính lãi; đồng thời hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ nông dân xử lý các bệnh thường gặp, bao tiêu sản phẩm đầu ra ổn định.

Bằng cách làm này, năm 2019, Tổ hợp tác nuôi ếch thương phẩm ấp Ô Chích đã xóa được 10 hộ nghèo, nhiều hộ vươn lên ổn định cuộc sống, và năm 2020, anh Nhựt tiếp tục hỗ trợ đầu tư đầu vào, bao tiêu sản phẩm cho 12 hộ có hoàn cảnh khó khăn sản xuất ếch thương phẩm.

Theo anh Nhựt, ếch có khả năng thích nghi tốt, có thể sinh trưởng trong môi trường nước có độ mặn từ 0-3‰, hộ nuôi chỉ cần ít đất sản xuất và vốn đầu tư. Việc nuôi ếch kết hợp cá giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh.

Anh Nhựt lưu ý, để giảm thiểu tỷ lệ hao hụt, các hộ nên nuôi ếch bố mẹ và cho sinh sản tại chỗ để đảm bảo nguồn giống chất lượng.

Trong quá trình ương giống, hạn chế việc sử dụng kháng sinh, thường xuyên chọn lọc, phân cỡ cho ếch đồng đều, để tránh chúng ăn thịt lẫn nhau.

Hiện nay, đầu ra con ếch khá ổn định, thương lái thu mua mua không hạn chế sản lượng. Mới đây, Tổ hợp tác nuôi ếch thương phẩm ấp Ô Chích đã sản xuất khô ếch và được người tiêu dùng nhiều tỉnh, thành đón nhận.

Bên cạnh đó, tổ hợp tác dự định tiếp tục cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm từ ếch như: đùi ếch tươi, khô ếch đóng gói, chà bông ếch…

Để đảm bảo tính bền vững lâu dài, anh Nguyên Minh Nhựt mong muốn được ngành chức năng hỗ trợ Tổ hợp tác đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm; đồng thời hỗ trợ tổ hợp tác tiếp cận các chính sách nhà nước để nông dân mở rộng diện tích sản xuất và có thị trường tiêu thụ ổn định.

Mô hình nuôi ếch xen cá các loại của nông dân Nguyễn Minh Nhựt được ngành nông nghiệp huyện Cầu Kè đánh giá cao và khuyến khích nông dân địa phương nhân rộng.

Bà Ngô Thị Hồng Nghi, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Kè cho biết, huyện Cầu Kè có tổng diện tích sản xuất nông nghiệp gần 20.000 ha. Những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra gay gắt, nhiều diện tích sản xuất không hiệu quả vì ảnh hưởng hạn, mặn.

Vì vậy, địa phương chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng hiệu quả trên cùng một đơn vị diện tích sản xuất. Nuôi ếch xen cá các loại là một trong những mô hình chuyển đổi hiệu quả ở huyện.

Tuy nhiên, để đảm bảo mô hình thành công bền vững, địa phương đang tìm kiếm doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho tổ hợp tác nhằm tạo đầu ra ổn định, để nông dân địa phương mạnh dạn mở rộng diện tích.

TTXVN
Đăng ngày 07/09/2020
Thanh Hòa
Nuôi trồng

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 20:30 19/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 20:30 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 20:30 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 20:30 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 20:30 19/04/2024