Nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá đem lại thu nhập bền vững

Bình Định là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có chiều dài bờ biển khoảng 134 km, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các đối tượng thủy sản lợ mặn.

Nuôi ghép tổng hợp
Nuôi ghép tổng hợp trong ao có cây ngập mặn mang lại nhiều lợi ích. Ảnh: NTN

Trong những năm gần đây, nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, trong ao có cây ngập mặn đã góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, ổn định môi trường, giảm thiểu chất thải và dịch bệnh, đồng thời tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, ổn định kinh tế - xã hội cho người dân.

Năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá trong ao sinh thái cây ngập mặn nước lợ tại 2 xã Phước Thuận và Phước Hòa (huyện Tuy Phước) và xã Cát Minh (huyện Phù Cát) với quy mô 10.000 m2 (01 ha)/điểm trình diễn.

Tham gia mô hình, các hộ nuôi được hỗ trợ 50% chi phí về giống, thức ăn, men vi sinh và các vật tư thiết yếu. Đồng thời các hộ nuôi phải đảm bảo và tuân thủ các tiêu chí kỹ thuật về ao nuôi phải có cây ngập mặn trong ao hoặc ven bờ ao; ao ở vùng trung đến hạ triều, thuận lợi trong việc cấp và thoát nước; tận dụng sự lên xuống thủy triều để thay nước, đảm bảo không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây ngập mặn; kết hợp chăm sóc và bảo vệ cây ngập mặn, tạo cảnh quan môi trường sinh thái giúp cho các đối tượng nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.

Anh Phan Trọng Sinh, thôn Lộc Hạ (xã Phước Thuận), cho biết: được sự hỗ trợ về kinh phí của Trung tâm Khuyến nông, trên ao nuôi diện tích 01 ha, tôi tiến hành thả 100.000 con giống tôm sú kích cỡ 3-5 cm/con, 1.000 con cá dìa giống kích cỡ 4 - 6 cm/con và 2.000 con cua xanh giống kích cỡ 1,5 cm/con.

Nhờ nghiêm túc tuân thủ và áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn trong suốt quá trình nuôi nên tôm, cua, cá lớn nhanh, tỷ lệ sống sao hơn so với hình thức nuôi chuyên tôm trước đây, môi trường ao nuôi luôn ổn định và đặc biệt không xuất hiện dịch bệnh trên các loài nuôi.

Sau 5 tháng nuôi, tôm sú đạt 20 g/con, cua xanh 250 g/con, cá dìa 315 g/con. Anh Sinh ước tính tổng sản lượng thu hoạch 1.695,15 kg, trong đó: 1.240 kg tôm sú, 200 kg cua xanh và 255,15 kg cá dìa. Sau khi tính toán trừ các chi phí, anh thu lại lợi nhuận khoảng 155 triệu đồng. Dự kiến, anh sẽ thu tỉa và tiến hành thu hoạch hết toàn bộ sản phẩm trước mùa mưa bão để hạn chế thất thoát.

Cá cuaCá dìa, cua xanh phù hợp trong điều kiện nuôi ghép với tôm sú. Ảnh: NTN

Các hộ nuôi có kinh nghiệm trong nghề nuôi thủy sản nên việc triển khai mô hình tương đối thuận lợi, kết quả mang lại rất khả quan. Nhờ nuôi ghép nhiều đối tượng nuôi trên cùng một diện tích, trong cùng một thời vụ đã góp phần tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, cua và cá dìa sử dụng được chất thải và thức ăn thừa của tôm sú.

Vì vậy, môi trường nước ao nuôi luôn ổn định, không bị ô nhiễm. Ngoài ra, cây ngập mặn phát triển trong ao nuôi phát huy chức năng lọc nước, ổn định các yếu tố môi trường nước, giúp cho tôm, cua, cá sinh trưởng và phát triển tốt.

Theo hộ dân Nguyễn Văn Chín, thôn Huỳnh Giản Nam (xã Phước Hòa), chia sẻ: so với nuôi chuyên tôm như trước đây thì việc nuôi ghép tổng hợp đơn giản và ít rủi ro hơn. Kinh tế mang lại tuy không cao bằng nhưng ổn định và bền vững hơn, không còn nỗi lo dịch bệnh xảy ra. Không những vậy, nhờ có cây ngập mặn nên môi trường ao nuôi ổn định, cây ngập mặn cũng phát triển tốt hơn.

Trong quá trình nuôi chỉ cho ăn đối tượng nuôi chính là tôm sú, không sử dụng các loại thuốc, hóa chất, kháng sinh nên đã hạn chế được chi phí sản xuất và tạo ra được sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. 

Ông Phạm Quang Ân, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tuy Phước, cho biết: việc nuôi ghép tôm sú với cua, cá dìa trong cùng một ao nuôi làm giảm thiểu đáng kể lượng chất thải trong môi trường ao nuôi, góp phần hạn chế ô nhiễm và dịch bệnh phát sinh.

Đây là hướng đi phù hợp cho người dân khu vực xung quanh đầm Thị Nại, vừa giúp người dân có thêm thu nhập, vừa bảo vệ môi trường ao nuôi theo hướng bền vững, vừa thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn. Nhiều hộ dân đã thực hiện và thành công, thu nhập ổn định hơn hẳn so với hình thức nuôi chuyên tôm trước đây.

Vì vậy, chính quyền địa phương sẽ có định hướng, giải pháp tổ chức thông tin, truyền thông, vận động bà con nông dân tham quan, học tập để từng bước nhân rộng mô hình này tại các vùng nuôi trên địa bàn huyện giúp người dân gia tăng hiệu quả kinh tế, hướng tới phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản.

Đăng ngày 27/09/2023
NTN @ntn
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 07:25 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 07:25 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 07:25 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 07:25 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 07:25 18/11/2024
Some text some message..