Nuôi hàu sữa ở Cam Lâm: Giảm hiệu quả vì chưa đúng kỹ thuật

Hàu Thái Bình Dương (hàu sữa) được nhiều người dân huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) chọn nuôi trong khu vực đầm Thủy Triều. Tuy nhiên, việc nuôi hàu không đúng kỹ thuật đang làm giảm hiệu quả.

kiểm tra hàu chết
Kiểm tra hàu chết tại xã Cam Hải Đông

Thất thu cuối vụ

Khi chúng tôi đến, vợ chồng ông Nguyễn Thành Đen (xóm 2, thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông) đang vớt hàu chết đổ lên bờ. Ông Đen cho biết, đống hàu chết này khoảng 6 tạ, chưa kể số hàu chết còn dưới nước do vớt không xuể. Năm ngoái, đầu tư 260 dây giống (100 con/dây, Nhà nước hỗ trợ 50%), ông thu 2 tạ hàu, tương đương 5 - 6 triệu đồng. Năm nay, ông đầu tư 1.500 dây giống, trị giá 20 triệu đồng, thả nuôi từ tháng 2. Tuy nhiên, sau một thời gian thu lai rai chưa hòa vốn, từ tháng 10, vợ chồng ông chỉ lo vớt hàu chết. Đã vậy, ông còn bị ép giá bán. Đầu vụ, ông bán giá 35.000 đồng/kg, bây giờ người mua chỉ thu 23.000 đồng/kg. Trong khi đó, một chủ quán kinh doanh tại khu vực Bãi Dài cho hay, cùng thời điểm này, nhiều chủ nhà hàng ở đây phải mua hàu sữa với giá 42.000 đồng/kg.

Là hộ nuôi không tham gia mô hình hỗ trợ, ông Nguyễn Duy Dẫn (xóm 3, thôn Thủy Triều) còn thất bát hơn. Năm trước, ông nuôi hàu rất hiệu quả. Đầu năm nay, ông thả 1.000 dây giống, tương đương 10 triệu đồng. Tháng 4 - 5, hàu phát triển tốt, nhưng sau những cơn mưa lớn gần đây, nước đổ về nhiều, cá tôm chết, hàu cũng chết theo, thất thu ước khoảng 12 - 13 triệu đồng. “Bây giờ tôi bỏ luôn, không buồn vớt nữa”, ông Dẫn nói. Một số hộ nuôi hàu ngoài mô hình trong khu vực đầm Thủy Triều cũng chung cảnh với ông Dẫn.

Theo ông Nguyễn Trọng Khương - Chủ tịch UBND xã Cam Hải Đông, tại xã, mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương được thực hiện tại 4 hộ với diện tích 2ha. Năm 2014, mô hình khá thành công, nhưng năm nay xuất hiện tình trạng hàu chết nhiều, đặc biệt về cuối vụ.

Nên nuôi đúng kỹ thuật

Mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương được triển khai ở huyện Cam Lâm từ năm 2014, nhắm tới các hộ đánh bắt bằng lờ dây trong khu vực đầm Thủy Triều nhằm tạo việc làm, góp phần hạn chế khai thác cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Năm 2015, mô hình triển khai tại Cam Đức, Cam Hải Tây và Cam Hải Đông, với 7 hộ nuôi được hỗ trợ 50% giống và tập huấn kỹ thuật. Khảo sát cho thấy, 2 hộ khác ở Cam Đức thả nuôi 500 dây giống/hộ (Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng) tới nay cũng thu tỉa được khoảng 1,4 - 1,5 tấn hàu, tương đương 45 triệu đồng. Với 300 dây giống (Nhà nước hỗ trợ 3,5 triệu đồng), tỷ lệ hàu sống của hộ ông Trần Thiện Khánh (thôn Bắc Vĩnh, xã Cam Hải Tây) đạt khoảng 50 - 55%.

Được biết, năm nay, do mưa nhiều làm môi trường nuôi không thuận lợi, cộng với việc nông dân nuôi không bảo đảm kỹ thuật nên hàu bị chết. Ông Đen thừa nhận, ông đã được hướng dẫn phải tách hàu khỏi dây giống và nuôi trong rổ. Tính ra, nhà ông cần đầu tư khoảng 12,5 triệu đồng để mua 500 rổ. Nhưng để tiết kiệm, ông chỉ mua hơn chục rổ và 400 lồng lưới nên khi hàu lớn có hiện tượng bị nghẹt chết. Ông cũng không di chuyển hàu khi phát hiện ô nhiễm, không thường xuyên vệ sinh. Ông Dẫn cũng chỉ bỏ ra 2 - 3 triệu đồng mua lồng lưới.

Theo bà Nguyễn Thị Nhặn - Phó Trưởng trạm Khuyến công - nông - lâm - ngư huyện Cam Lâm, nuôi hàu đơn giản, đầu tư thấp, công chăm sóc ít, lợi nhuận thu được tương đối. Về lý thuyết, tỷ lệ hàu sống 55 - 60% là trong mức cho phép. Tuy nhiên, người nuôi phải bảo đảm một số yêu cầu kỹ thuật như: bãi nuôi không có nguồn nước ngọt đổ ra trực tiếp, nước sạch, đủ thức ăn, ít địch hại. Giá thể không quá nặng khi treo, nhưng phải vừa đủ để không nổi, dễ vận chuyển, đường kính đủ lớn cho hàu sinh trưởng... Với giá thể bằng dây treo trực tiếp vào bè, sau 1,5 - 2 tháng nuôi, khi hàu đạt kích thước 20 - 30mm phải tách ra xếp vào rổ, lồng để nuôi tiếp; bảo đảm vệ sinh định kỳ 10 ngày/lần. Nếu phát hiện môi trường không thuận lợi phải hạ dây nuôi xuống sâu, hoặc di chuyển hàu đến vùng khác. Khi hàu đạt kích cỡ thương phẩm (10 con/kg) phải thu hoạch.

“Con hàu sinh trưởng bằng nguồn sinh vật phù du, tảo nên nguồn nước rất quan trọng. Để thu hoạch hiệu quả, Trạm khuyến cáo người dân phải nuôi hàu đúng kỹ thuật”, bà Nguyễn Thị Nhặn nói.

Báo Khánh Hòa, 09/12/2015
Đăng ngày 11/12/2015
Tiểu Mai - Nguyễn Kim
Nuôi trồng

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Người nuôi gặp khó khăn với tôm giống kém chất lượng

Một yếu tố quan trọng giúp một vụ nuôi thành công chính là chất lượng nguồn tôm giống. Với thực trạng hiện nay, người dân luôn gặp phải các nguồn tôm giống kém chất lượng, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 17:38 22/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 08:27 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 08:27 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 08:27 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 08:27 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 08:27 29/03/2024