Nuôi lươn không bùn theo tiêu chuẩn VietGap

Từ mô hình nuôi lươn truyền thống, nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Bình (Châu Thành) đã áp dụng thành công mô hình nuôi lươn không bùn theo tiêu chuẩn VietGap, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nuôi lươn không bùn theo tiêu chuẩn VietGap
Nuôi lươn không bùn theo tiêu chuẩn VietGap

Hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc nuôi lươn giống và thương phẩm, ông Nguyễn Văn Đường (ngụ ấp Vĩnh Phước) cho biết, trước đây ông lấy lươn bố mẹ trong tự nhiên, cho sinh sản và nuôi trong bùn, hao hụt hơn 70% số lượng lươn thả nuôi, thậm chí nhiều năm chết gần hết, thua lỗ nặng. Cách đây 2 năm, ông và nhiều hộ dân khác tham gia dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi lươn thương phẩm không bùn mật độ cao” và hỗ trợ kỹ thuật nuôi lươn theo tiêu chuẩn VietGap do Trung tâm Giống thủy sản An Giang triển khai. Với diện tích hơn 40m2, ông Đường đầu tư khoảng 60 triệu đồng làm mái che, đường ống nước, xây bồn bê-tông, lót bạt… Sau 12 tháng từ lúc thả 10.000 con lươn giống loại 300 con/kg, ông thu hoạch hơn 600kg lươn thương phẩm, loại 4 con/kg, bán cho thương lái với giá 170.000 đồng/kg. Ngoài ra, mỗi năm ông Đường còn bán hơn 150.000 con lươn giống các loại cho nông dân trong và ngoài tỉnh.


Các bồn lươn không bùn theo tiêu chuẩn VietGap

Theo ông Đường, việc nuôi lươn không bùn theo tiêu chuẩn VietGap phải chăm sóc rất kỹ. Trước khi thả lươn vào bồn, thực hiện tắm lươn qua nước muối loãng để sát trùng và loại bỏ ký sinh trùng gây bệnh. Điều quan trọng nhất trong mô hình nuôi lươn không bùn là phải có nguồn giống sạch bệnh. Để tạo môi trường gần giống với tự nhiên, người nuôi xếp các bao cát trong bồn tạo chỗ cho lươn chui, ẩn náu. Ở giữa hoặc bên cạnh bồn, đặt lưới sắt nổi trên mặt nước để cho lươn ăn hàng ngày. Thời gian cho lươn ăn tùy vào thói quen riêng của người nuôi. Thức ăn gồm: cám, cá nấu chín, men tiêu hóa… xay nhuyễn, sau đó thả vào bồn cho lươn ăn. Vì lươn rất mẫn cảm với môi trường sống, thức ăn dư trong bồn phải được vớt bỏ ra ngoài, nếu để lâu, thức ăn sẽ phân hủy gây ảnh hưởng đến nước. Mỗi ngày, phải thay nước 1 lần để bảo đảm nước luôn sạch cho lươn phát triển. “Nuôi lươn không bùn theo tiêu chuẩn VietGap phải tuân thủ về kỹ thuật, cách chăm sóc, thức ăn cho lươn, sử dụng các loại men vi sinh phòng bệnh và vitamin bổ sung dinh dưỡng cho lươn... Đặc biệt, hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình nuôi để phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng khi xuất bán” - ông Đường chia sẻ.

Cũng như ông Đường, nông dân Nguyễn Văn Ngà (ngụ cùng ấp Vĩnh Phước) đang áp dụng mô hình nuôi lươn theo tiêu chuẩn VietGap với hơn 90m2 bồn nuôi. Qua thời gian nuôi theo mô hình mới này, ông Ngà cho biết, nuôi lươn không bùn có nhiều lợi thế hơn kiểu nuôi truyền thống. Nuôi lươn không bùn giảm khoảng 30% chi phí đầu tư chuồng sau mỗi đợt nuôi, chủ yếu là khỏi tốn tiền thay đất so với nuôi truyền thống. Vệ sinh bồn nuôi rất dễ, không có mùi hôi, nước thải không gây ô nhiễm môi trường. Quản lý, theo dõi được quá trình sinh trưởng phát triển, phát hiện bệnh kịp thời để điều trị cũng như quản lý số lượng. Lươn nuôi lớn đều và nhanh hơn, đến lúc thu hoạch đặc biệt dễ, ít tốn nhân công và chi phí so với cách nuôi truyền thống. Ông Ngà còn ương thêm lươn giống để tạo nguồn giống cho những đợt nuôi tiếp theo và bán cho người nuôi các vùng lân cận. “Giá bán lươn theo tiêu chuẩn VietGap cao hơn giá lươn thường 10.000 đồng/kg, bởi lươn khỏe, đồng đều và không tồn dư kháng sinh chăn nuôi. Nuôi lươn theo tiêu chuẩn VietGap giúp người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm chất lượng” - ông Ngà cho biết thêm.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Bình Huỳnh Văn Bình cho biết, hiện Tổ hợp tác nuôi lươn không bùn theo tiêu chuẩn VietGap của xã có 16 hộ tham gia, bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới, Hội Nông dân xã Vĩnh Bình sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ nuôi lươn truyền thống chuyển đổi sang mô hình nuôi lươn không bùn theo tiêu chuẩn VietGap, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng lươn giống và thương phẩm, giúp bà con tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Báo An Giang
Đăng ngày 26/12/2018
Trọng Tín
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 17:39 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:39 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 17:39 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 17:39 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 17:39 20/12/2024
Some text some message..