Nuôi rắn trong… hộc tủ

Năm 2010, anh Nguyễn Văn Đạng (thường gọi là Bảy Đạng), ở ấp An Hòa, xã Khánh Bình (huyện An Phú, An Giang), với số vốn ban đầu vài triệu đồng, anh mua một cặp rắn hổ hèo (dân gian gọi là rắn ráo trâu) đã trưởng thành rồi nhân giống, ép cho đẻ. Nay anh đã đầu tư hàng trăm triệu đồng mở rộng chuồng trại, rồi mua giống rắn hổ hèo về gây nuôi.

ran ho heo
Anh Bảy vua rắn cùng đàn rắn hổ hèo giống.

Loài rắn này rất dễ nuôi, mau lớn, nếu chăm sóc đúng “bài bản” thì sau 6 tháng là rắn trưởng thành. Mỗi con giống cân nặng từ 1 - 1,5kg. Thức ăn chủ yếu cho rắn cũng dễ tìm, như ếch, nhái, chuột, rắn mối… Mùa này bắt đầu vào mùa nước nổi, ếch, nhái, chuột chạy lũ về tràn đồng nên thức ăn của rắn hổ hèo không phải lo nhiều. Khoảng 1 năm tuổi, rắn sẽ tự phối giống và bắt đầu đẻ, mỗi lứa từ 10 - 20 trứng, tỷ lệ nở đạt từ 85% - 95%.

Với thành công đó, trang trại của anh Bảy đã có trên 200 rắn bố mẹ, 300 rắn lứa và nhiều rắn con mới nở. Đó là chưa kể số rắn giống đã bán ra hơn hàng chục ngàn con trong mấy năm qua, giá một cặp rắn giống đã trưởng thành cũng trên dưới 2,5 triệu đồng.

Nói về cái duyên với nghề nuôi rắn hổ hèo, ông Bảy Đạng trần tình: “Cũng nhờ thằng con đi ra tỉnh Bình Thuận chơi, thấy bạn nuôi rắn trong hộc tủ làm bằng gỗ, thùng xốp cũng lạ và hiệu quả nên nó dẫn tui ra tận đó học hỏi. Sau khi tìm hiểu rõ về cách nuôi, tui đã mua rắn giống về nuôi thử. Thấy công việc thuận lợi, tui nuôi rắn hổ hèo giống cho tới giờ”. Hiện anh Bảy đang nuôi gần 1.000 “mỹ nữ” rắn cái chuyên đẻ và đang ấp khoảng 2.000 trứng rắn.

Trứng rắn hổ hèo chuẩn bị nở
Trứng rắn hổ hèo chuẩn bị nở

Trong căn nhà rộng khoảng 500m² của anh Bảy, đâu đâu cũng có những kệ, tủ, thùng xốp được dựng sát vách tường. Mỗi tủ có chiều dài từ 2 - 4m, mặt sau được đóng kính, mặt trước ông chia thành nhiều hộc nhỏ. Mỗi hộc có diện tích như nhau, ngang 30cm, dài (chiều sâu) 50cm, có cửa mở, đóng đàng hoàng. Tính hết các tủ ở đây thì có trên 1.000 hộc. Nói về tính hiệu quả của cách nuôi độc đáo này, anh Bảy cho biết: “Nuôi theo mô hình này tuy tốn kém hơn cách nuôi trong bể, nhưng được cái là mình tiết kiệm được diện tích và có thể nuôi ngay trong nhà ở của mình. Cái tiện nữa là con nào bỏ ăn hay bệnh dễ nhận biết ngay do mỗi con một hộc tủ, không lẫn lộn với con khác. Vì cách nuôi này mà tỷ lệ hao hụt giảm nhiều, người nuôi có lời là chỗ đó”.

Một cán bộ Phòng NN-PTNT huyện An Phú, nhận xét: “Bấy lâu nay, chỉ nghe nói đến việc nuôi rắn trong bể, trong ao hoặc thả vườn… chứ chưa nghe nói đến việc nuôi, ấp rắn trong hộc tủ, thùng xốp. Bởi vậy, mô hình nuôi rắn trong tủ, ấp trứng trong hộp xốp của anh Bảy được xem là mô hình đầu tiên ở ĐBSCL. Tuy nhiên, về hiệu quả thực tế của mô hình này như thế nào thì phòng sẽ tiếp tục theo dõi để có đánh giá xác thực trước khi nhân rộng cho bà con nông dân nuôi”.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Chi cục Kiểm lâm An Giang, năm 2012 chỉ vài hộ đến đăng ký thủ tục nuôi rắn hổ hèo tại Phòng Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên. Còn hiện tại đã có trên 40 hộ đăng ký gây nuôi loại động vật hoang dã này, với số lượng lên đến gần 7.000 con, giá mỗi con giống bố mẹ từ 800.000 - 1.000.000 đồng/kg.

Báo Sài Gòn Giải Phóng
Đăng ngày 05/10/2013
NGUYÊN QUỐC
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 17:15 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 17:15 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 17:15 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:15 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 17:15 21/12/2024
Some text some message..