Nuôi sò huyết kiếm tiền tỉ

Mô hình nuôi xen canh sò huyết trong vuông tôm có tính bền vững cao, ít tốn công chăm sóc, lợi nhuận cao và làm sạch môi trường một cách tự nhiên.

Sò huyết
Sò huyết. Ảnh: i1.wp.com

Từ nuôi tôm công nghệ cao

Ông Hoài cho hay mình sinh ra trong một gia đình thuần nông nên từ nhỏ đã được tiếp cận với mô hình nuôi tôm quảng canh. Sau khi lập gia đình, ông được cha mẹ cho 2 ha đất nuôi trồng thủy sản để lập nghiệp.

Có đất, có vốn nhưng không phải ai cũng biết suy nghĩ tìm cách phát triển kinh tế gia đình rồi mạnh dạn đầu tư làm ăn lớn. Sau thời gian nuôi tôm theo hình thức quảng canh truyền thống, ông Hoài nhận thấy mô hình này bộc lộ nhiều điểm yếu, hiệu quả kinh tế không cao nên chuyển sang nuôi tôm công nghiệp.

Ban đầu, ông nuôi tôm trong ao đất; tuy lợi nhuận không cao nhưng vẫn có nguồn thu nhập khá ổn định. Năm 2016, ông quyết định mang toàn bộ số tiền tích góp được đầu tư làm 6 ao bạc để nuôi tôm công nghệ cao.

"Dù chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng tôi vẫn quyết tâm thực hiện với mong muốn tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế" - ông Hoài nhớ lại. Lúc này, ông đã nhờ một số người quen tư vấn và lên mạng tìm hiểu kỹ thuật, quy trình nuôi tôm lót bạc.

Mô hình nuôi tôm đan xen sò huyếtMô hình nuôi tôm công nghệ cao và xen canh sò huyết của ông Hoài. Ảnh: nld.mediacdn.vn

Thời gian đầu do chưa rành kỹ thuật nên chi phí cao, còn bây giờ đã có kinh nghiệm cộng với sự tư vấn của các cơ sở kinh doanh vật tư nuôi tôm nên cơ bản công việc đi vào ổn định. "May mắn là vụ nuôi nào tôi cũng có lời dù không cao" - ông Hoài phấn khởi.

Đến nay, ông Hoài có tổng 12 ao bạc nuôi tôm công nghệ cao với diện tích gần 9 ha. Để thuận tiện cho việc nuôi và chăm sóc tôm, ông chia làm khu vực vèo tôm, nuôi tôm lứa, nuôi tôm thịt.

Tôm giống khi được mua về, ông vèo trong ao bạc từ 15-17 ngày rồi chuyển sang khu vực nuôi tôm lứa… Khi tôm nuôi đạt trọng lượng khoảng 90 con/kg sẽ tiếp tục chuyển qua ao nuôi tôm thịt cho đến khi thu hoạch.

"Cách nuôi trên đã giúp gia đình tôi theo sát được quá trình phát triển của tôm. Nhờ vậy, khi tôm có dấu hiệu kém phát triển hoặc bị bệnh, chúng tôi kịp thời đưa ra hướng xử lý nên hạn chế được rủi ro đến mức thấp nhất" - ông Hoài đúc kết.

Đến xen canh sò huyết

Khi đã có nguồn thu nhập khá từ nuôi tôm công nghệ cao, năm 2020, ông Hoài quyết định chọn thêm mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm quảng canh để phát triển kinh tế.

Theo ông Hoài, Năm Căn có nhiều sông lớn, dòng chảy mạnh gần cửa biển cộng với điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi nên đây được xem là điều kiện lý tưởng để nuôi sò huyết. Mô hình nuôi xen canh sò huyết trong vuông tôm có tính bền vững cao, ít tốn công chăm sóc và không đòi hỏi kỹ thuật cao nên dễ dàng áp dụng.

"Sò giống sau khi mua về sẽ trải qua giai đoạn vèo dưới vuông rồi nuôi lan khoảng 1 năm. Sau đó, bắt đầu thu hoạch dần" - ông Hoài cho biết.

Thu hoạch sò huyếtGia đình ông Hoài đang thu hoạch sò huyết. Ảnh: danviet.mediacdn.vn

Trước khi thả giống, ông Hoài tiến hành diệt các loài cá tạp có trong vuông tôm để hạn chế hao hụt do sò giống có kích thước rất nhỏ. Sau khoảng 5 tháng vèo, tiến hành thả lan ra vuông tôm để nuôi sò thương phẩm. Khi sò có trọng lượng khoảng 100 con/kg thì thu hoạch.

"Tôi đang thu hoạch sắp xong 4 ha sò huyết với sản lượng khoảng 5 tấn, thu lãi hơn 500 triệu đồng. Nếu thu hoạch hết các diện tích còn lại thì lợi nhuận cũng hơn 1 tỉ đồng" - ông Hoài phấn khởi.

Những diện tích đã thu hoạch xong, ông Hoài và các thành viên trong gia đình đang cải tạo để thả nuôi vụ mới.

Hiện sò huyết trên thị trường có giá khá cao, trong đó, loại 100 con/kg được thương lái đến tận vuông thu mua với giá từ 120.000 đồng/kg.

Theo lý giải của nhiều lão nông tại địa phương, giá sò huyết thương phẩm ở mức khá cao là do được người tiêu dùng ưa chuộng. "Khác với con tôm, sò huyết có thể được nuôi lâu dài trong vuông mà không cần phải thu hoạch ngay, không tốn chi phí cho ăn hay chăm sóc. Trong trường hợp giá sò huyết xuống thấp, nông dân hoàn toàn có thể trữ lại chờ giá" - lão nông Nguyễn Văn Minh nói.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao và nuôi sò huyết đã giúp gia đình ông Hoài thu về hàng tỉ đồng mỗi năm. Từ những kết quả trên, ông Nguyễn Viết Hoài đã được chọn là một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022.

Báo Người Lao Động
Đăng ngày 10/10/2022
Vân Du
Nuôi trồng

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 14:44 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 14:44 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 14:44 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:44 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 14:44 23/12/2024
Some text some message..