Nuôi thứ cá cảnh ai ngắm cũng mê, thu về 10-15 triệu/tháng

Anh Phù Nghi Phương (35 tuổi), ngụ số 16 đường Lạc Hồng, phường Vĩnh Lạc, TP Rạch Giá (Kiên Giang) không chỉ chọn thú vui dưỡng tâm mà còn khởi nghiệp với mô hình nuôi cá cảnh.

Cá cảnh
Anh Phù Nghi Phương, đường Lạc Hồng, phường Vĩnh Lạc, TP. Rạch Giá (Kiên Giang) cho cá cảnh ăn. Ảnh: Báo Kiên Giang

Khi nhắc về những thú chơi tao nhã, người xưa có câu “chơi cá dưỡng tâm, chơi cây dưỡng trí, chơi chim dưỡng thần”. Anh Phù Nghi Phương (35 tuổi), ngụ số 16 đường Lạc Hồng, phường Vĩnh Lạc, TP. Rạch Giá (Kiên Giang) không chỉ chọn thú vui dưỡng tâm mà còn khởi nghiệp với mô hình nuôi cá cảnh.

Nuôi dưỡng ước mơ

Từ năm 10 tuổi, anh Phù Nghi Phương mê nuôi cá cảnh và ấp ủ ước mơ mở cửa hàng kinh doanh cá cảnh, hồ thủy sinh. Tốt nghiệp trung học phổ thông, anh Nghi tham gia nghĩa vụ quân sự. Sau khi xuất ngũ, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh tạm gác lại đam mê để học nghề sửa chữa ô tô lo cho bản thân và gia đình. 

Anh Phương chia sẻ: “Năm 2017, tôi làm việc tại một đại lý ô tô ở TP Rạch Giá, dành dụm tiền để mua cá cảnh về chơi và hướng đến kinh doanh. Tôi dồn hết thu nhập hàng tháng của mình vào việc nuôi cá, đầu tư làm hồ thủy sinh với các thiết bị như hồ kính, máy lọc nước, đèn chiếu sáng, quạt, hệ thống ôxy, cây xanh và mua các loại cá cảnh nhiều màu sắc như cá bảy màu, cá đĩa…”.

Thời gian đầu tập tành nuôi cá cảnh, anh Phương gặp nhiều khó khăn do chưa am hiểu tập tính, cách chăm sóc cá; sau 1 tháng nuôi, cá bệnh chết hết. 

Qua 3 lần nuôi cá cảnh thất bại, anh Phương quyết định nghỉ việc ở đại lý ô tô để chuyên tâm nguyên cứu cách chăm sóc và nuôi cá cũng như đầu tư, trang trí hồ thủy sinh. 

Anh tìm tòi trên mạng internet, học kinh nghiệm từ những người nuôi cá cảnh về quy trình kỹ thuật, cách chăm sóc, xử lý nguồn nước, chọn thức ăn cho cá và chọn cây thủy sinh.

“Đầu năm 2018, với số vốn 40 triệu đồng, thông qua các trang mạng xã hội, tôi mạnh dạn đầu tư hồ để nuôi và sưu tầm những giống cá mới, lạ. Tôi chuẩn bị thêm 7 hồ kính, đặt mua 15 cặp cá cảnh bố, mẹ các loại về nuôi và đầu tư hệ thống ôxy, xử lý nước trước khi thả cá”, anh Phương nói. 

Từ 15 cặp cá cảnh ban đầu, sau hơn 4 tháng nuôi, anh Phương sở hữu gần 100 cá con cảnh các loại, xuất bán ra thị trường anh thu được hơn chục triệu đồng. 

Mở rộng mô hình

Năm 2020, nhờ kiên trì, say mê, mày mò nghiên cứu, tự lai tạo giống và ương cá con, anh Phù Nghi Phương có hơn 20 hồ cá lớn và nhiều hồ cá nhỏ, với gần 500 cặp cá cảnh giống chủ yếu là Betta, bảy màu các loại, Full gold… 

Nuôi cá cảnhAnh Phù Nghi Phương chăm sóc cá cảnh, vệ sinh hồ thủy sinh. Ảnh: Báo Kiên Giang

Tùy hình dáng, màu sắc mà các loại cá cảnh có giá từ vài chục ngàn đến vài triệu đồng/con. Để đáp ứng thú chơi cá cảnh của nhiều người, anh đầu tư thêm vài loại cá quý hiếm như cá rồng, cá La Hán, cá Koi… có giá trị lên đến vài chục triệu đồng mỗi con.

Anh đầu tư thêm các loại cây thủy sinh nhiều màu sắc trang trí hồ, bể như cây hồng thái dương, đại hồng điệp, tảo biển, dương xỉ… giúp giữ nước sạch sẽ, lọc các chất bẩn. 

Các cây thủy sinh hấp thụ khí CO2 và cung cấp ôxy cho môi trường dưới nước, góp phần cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sinh trong bể.

Theo anh Phương, nuôi cá cảnh không khó, nhưng đòi hỏi người nuôi phải có đam mê, nắm vững quy trình kỹ thuật. Thức ăn cho cá chủ yếu là trùn chỉ, thức ăn viên và cám dành riêng cho cá. 

Nuôi cá cần chú ý nhiệt độ, ánh sáng và phải lắp đặt hệ thống ôxy cho cá sinh sản. Từ cá cảnh giống cung cấp cho thị trường, mỗi tháng anh Phương thu nhập trung bình từ 10-15 triệu đồng.

Anh Nguyễn Hoàng Duy, ngụ phường Rạch Sỏi, TP Rạch Giá, (tỉnh Kiên Giang) khách hàng thân thiết của anh Phương, cho biết: “Tôi thường xuyên đến tiệm của anh Phương để mua nhiều loại cá cảnh và tìm hiểu cách chăm sóc cá. Tôi tìm đến thú chơi cá cảnh như một cách tìm sự tĩnh lặng, giải trí, giải tỏa áp lực của công việc thường ngày”.

“Thời gian tới, tôi nhập thêm những dòng cá cảnh đẹp, lạ từ nước ngoài về nuôi và nhân giống để bán ra thị trường và sẽ hỗ trợ con giống, kỹ thuật chăm sóc cho những khách hàng có nhu cầu nuôi cá cảnh”, anh Phù Nghi Phương nói.

Báo Kiên Giang
Đăng ngày 22/06/2023
Út Chuyền
Nuôi trồng

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 17:12 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 17:12 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 17:12 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 17:12 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 17:12 28/11/2024
Some text some message..