Nuôi tôm an toàn dịch bệnh với công nghệ vi sinh

Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi tôm nước lợ thương phẩm là giải pháp số 1 để ngành nuôi tôm công nghiệp phát triển ổn định và bền vững.

Nuôi tôm an toàn dịch bệnh
Thiobaccillus spp - chủng vi sinh có khả năng khử phèn. Nguồn: chungvisinh

TS Nguyễn Tấn Sỹ, Phó Viện trưởng Viện Nuôi trồng thủy sản (Đại học Nha Trang) cho biết, ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi tôm nước lợ thương phẩm là giải pháp số 1 để ngành nuôi tôm công nghiệp phát triển ổn định và bền vững.

     TS Dũng cho hay, việc lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm thâm canh đã phá vỡ cân bằng sinh thái và tác động xấu đến môi trường, chất lượng sản phẩm kém và tồn lưu hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng tạo nên rào cản trong việc xuất khẩu tôm. Nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP chia làm 3 giai đoạn:

     Giai đoạn một, trước khi thả giống cải tạo ao nuôi được tiến hành gồm các khâu sau: Tháo cạn nước trong ao; Dọn bùn đáy ao và sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bùn đen ở đáy ao; Phơi đáy 10 - 15 ngày; Cày xới đáy ao để các khí độc NH3, H2S thoát ra khỏi đáy ao và tạo điều kiện thuận lợi cho hệ sinh sinh vật phân giải đáy ao phát triển mạnh; Bón vôi cải tạo đáy ao và bờ ao.

    Cấy nước và diệt khuẩn với các sản phẩm không độc cho tôm như Iodine, chỉ diệt khuẩn bằng Clorine khi cần thiết với những ao nuôi khi vụ trước đã bị bệnh hoặc ao nuôi nằm trong vùng có dịch bệnh. Sau 5 - 6 ngày tiến hành diệt tạp và bón phân gây màu nước. Đối với những ao nuôi khó gây màu nước có thể sử dụng chế phẩm vi sinh để gây màu nước.

    Với những ao nuôi có đáy bị nhiễm phèn nặng dùng chế phẩm vi sinh chuyên xử lý phèn có chủng vi sinh Thiobaccillus spp để xử lý phèn. Sử dụng chế phẩm vi sinh để gia tăng hàm lượng vi sinh vật có lợi trong ao nuôi. Kiểm tra thành phần vi sinh trong ao khi đạt yêu cầu thì tiến hành thả giống.

     Giai đoạn hai, sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý môi trường định kỳ trong suốt vụ nuôi để ổn định mật số vi khuẩn có lợi trong ao nhằm duy trì chất lượng nước trong suốt vụ nuôi và phòng trừ dịch bệnh.

    Sử dụng chế phẩm vi sinh trộn vào thức ăn trong để ổn định khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn, đồng thời giúp phòng trị các bệnh về đường ruột của tôm.

    Giai đoạn ba, sau khi thu hoạch tôm thương phẩm sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường và sau khi kết thúc vụ nuôi.

TTKN TP.HCM
Đăng ngày 21/07/2017
TN
Kỹ thuật

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 07:45 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 07:45 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 07:45 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 07:45 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 07:45 25/04/2024