Nuôi tôm bằng công nghệ Semi Biofloc: Hiệu quả thấy rõ

Ngay đầu vụ nuôi năm 2014, tình hình dịch bệnh trên các hồ tôm ở Phú Yên nói chung và huyện Đông Hòa nói riêng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ nuôi. Riêng ông Lê Thanh Hải ở thôn Thọ Lâm, xã Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa), nhờ áp dụng công nghệ sinh học Semi Biofloc vào nuôi tôm nên mang lại kết quả cao, thu lãi hàng trăm triệu đồng.

nuôi tôm biofloc
Ông Lê Thanh Hải, người tiên phong thành công nuôi tôm bằng công nghệ Semi Biofloc ở Phú Yên - Ảnh: H.H.THẾ

THẮNG LỚN NGAY VỤ ĐẦU

Dẫn chúng tôi đi tham quan 2 hồ nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ sinh học Semi Biofloc với diện tích gần 1ha, ông Lê Thanh Hải cho biết: “Có thời điểm do tôm bị dịch bệnh, nghề nuôi suy thoái, gia đình tôi mất không biết bao nhiêu tiền của tích lũy được, khiến cuộc sống lâm vào khó khăn. Nhiều lúc, chúng tôi phải phá hồ tôm để trở lại nghề làm ruộng. Thế nhưng, vì cái nghiệp nuôi tôm đã đeo đuổi trên 20 năm nên tôi luôn trăn trở tìm mọi cách để bám trụ với nghề”. Cuối năm 2013, ông Hải dự đợt tập huấn kỹ thuật nuôi tôm bằng công nghệ sinh học Semi Biofloc (làm sạch, ổn định môi trường bằng vi tảo và hệ thống biofloc) do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đông Hòa phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Sinh học Phú Mỹ An (TP Hồ Chí Minh) tổ chức. “Đây là mô hình hoàn toàn mới ở Phú Yên lại rất khoa học nên tôi mạnh dạn ứng dụng, không ngờ hiệu quả mang lại ngoài sức tưởng tượng”, ông Hải bộc bạch.

Theo ông Hải, quy trình nuôi tôm bằng công nghệ sinh học Semi Biofloc không quá phức tạp, chi phí đầu tư không nhiều, thậm chí giảm so với cách nuôi truyền thống nhờ áp dụng phương pháp cho tôm ăn đúng liều lượng và xử lý hồ bằng dung dịch sinh học. Với diện tích gần 1ha mặt hồ, đầu năm 2014, ông Hải thả nuôi 480.000 con tôm giống. Sau 3 tháng, ông thu hoạch gần 8 tấn tôm, bình quân 81 con/kg; với giá bán 130.000 đồng/kg, ông Hải thu vào trên 1 tỉ đồng, trừ chi phí gia đình ông lãi ròng trên 650 triệu đồng.

Thắng lớn ngay từ vụ đầu, vụ này ông Hải quyết định thuê thêm 10ha mặt hồ để nuôi. Ngoài ra, ông còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi cho các hộ trong vùng. Mới đây ông Lê Văn Xứ ở thôn Thọ Lâm, xã Hòa Hiệp Nam cũng áp dụng phương pháp này cho hồ nuôi diện tích 3.000m2, sau khi thu hoạch, trừ chi phí lãi ròng hơn 200 triệu đồng.

CÔNG NGHỆ SEMI BIOFLOC

Kỹ sư Đỗ Kim Đồng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đông Hòa, cho biết: Công nghệ nuôi tôm Semi Biofloc là một quy trình nuôi tôm sinh học kết hợp với thức ăn có trộn với hỗn hợp E.M trùn (chế phẩm từ con trùn quế). E.M trùn tan trong nước tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn dị dưỡng phát triển, chuyển hóa Amonium trong ao nuôi thành sinh khối vi khuẩn. Các vi khuẩn này kết dính lại với nhau hình thành các cụm biofloc trôi nổi trong nước vừa làm thức ăn cho tôm vừa làm sạch môi trường, kìm hãm, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh tôm, giúp tôm khỏe mạnh, ăn nhanh, chóng lớn.

Về quy trình cải tạo hồ nuôi, theo kỹ sư Đồng, người nuôi cần phơi khô hồ từ 5 đến 7 ngày để tiêu diệt triệt để các virus, vi khuẩn, mầm bệnh của vụ trước còn tồn lưu. Sau đó, người nuôi lấy nước qua túi lọc 3 đến 4 ngày, rồi diệt tạp bằng Saponi, diệt khuẩn bằng các sản phẩm có thành phần chính Iodine, kiểm tra các chỉ tiêu nồng độ pH từ 7,5 trở lên, độ kiềm trên 80 là được. Tiếp theo, người nuôi bón phân sinh học Bio Compost (sản phẩm chế biến từ phân trùn quế), liều lượng từ 5 đến 10 kg/1.000 m3 nước (tùy điều kiện dinh dưỡng của ao nuôi) để gây màu nước, ổn định tảo, bù đắp, bổ sung các vi sinh vật có lợi cho môi trường ao nuôi; mật độ thả trên 300 con/m2. Khi tôm được 1 tháng tuổi, người nuôi cho tôm ăn thức ăn trộn E.M trùn theo tỉ lệ 20-30ml E.M trùn/kg thức ăn, trộn áo bằng trái chuối chín xay nhuyễn để bổ sung thêm lượng Carbohydrat, liều lượng 50g chuối chín/kg thức ăn, ngày cho tôm ăn 1 đến 2 lần vào bữa ăn chính.

Phân tích về tác dụng của E.M trùn, kỹ sư Huỳnh Văn Vũ, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên, cho biết: “Tương tác giữa E.M với con trùn tạo ra một cộng đồng vi khuẩn có lợi, phát triển trong đường ruột tôm, giúp chuyển hóa tốt các chất dinh dưỡng có trong con trùn nâng cao tác dụng của các nguyên tố vi lượng như Zn, Selenium… làm sản sinh kháng thể, tăng năng lực sát khuẩn, tối ưu hóa sức đề kháng cho tôm nuôi. Đồng thời, lượng E.M trùn tan ra môi trường sẽ xảy ra các phản ứng bảo vệ môi trường từ các vi khuẩn trong E.M, trong đó vi khuẩn quang hợp từ CO2, H2O làm thức ăn có lợi trong E.M phát triển, sống cộng sinh với nhau để bảo vệ môi trường”.

Thực tế cho thấy nuôi tôm theo công nghệ Semi Biofloc là phù hợp với điều kiện kỹ thuật, cơ sở hạ tầng các ao nuôi hiện nay. Nếu 100% bà con trong vùng đều thực hiện tốt quy trình, tuân thủ sự hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành, thực hiện tốt quy chế quản lý cộng đồng vùng nuôi tập trung cộng với con giống sạch bệnh, thời tiết thuận lợi, chắc chắn sẽ thành công. Hiện trên thị trường có bán chế phẩm E.M trùn, mỗi chai 0,5ml E.M trùn giá 20.000 đồng.

Báo Phú Yên, 19/05/2014
Đăng ngày 20/05/2014
Hoàng Hà Thế
Nuôi trồng

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 16:33 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 16:33 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 16:33 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 16:33 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 16:33 28/11/2024
Some text some message..