Nuôi tôm bền vững trong rừng ngập mặn của Việt Nam

Mờ sáng, khi bình minh chưa lên, tại một nơi ở vùng châu thổ ngập mặn Miền Nam Việt Nam, anh Tô Công Văn đã thức giấc và chăm chỉ kéo lưới thu hoạc tôm cung cấp cho toàn thế giới.

tôm sinh thái
Thăm lú và phân loại tôm

Trước khi những tia nắng đầu tiên xuất hiện tại khu vực cửa sông của tỉnh Cà Mau, anh Văn và vợ con đã phân loại xong khoảng 50Kg tôm thu hoạch được để bán cho các nhà máy chế biến thủy sản gần nhà. Tại nhà máy, tôm của anh Văn sẽ tiếp tục được phân loại, làm đông lạnh và đóng gói để xuất khẩu ra thị trường toàn cầu.

Thu nhập từ nghề nuôi tôm trong những năm gần đây khuyến khích anh Văn và hàng ngàn người nông dân khác tại vùng đồng bằng của tỉnh Cà Mau chuyển đổi hướng sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm thâm canh. Cà Mau là nơi sản xuất đến một nửa sản lượng tôm của Việt Nam, với giá trị xuất khẩu đạt tới 3,1 tỷ USD chỉ trong năm 2013. Gia đình anh Văn và rất nhiều gia đình khác trong vùng, có cuộc sống mưu sinh phụ thuộc vào con tôm. Tuy nhiên, trong 15 năm qua, rất nhiều người nuôi tôm đã chịu nhiều thiệt hại đến từ dịch bệnh bùng phát trên tôm.

Vai trò quan trọng của rừng ngập mặn đối với hệ sinh thái

Rừng ngập mặn là môi trường cư trú và sinh sản tự nhiên của tôm và các loài thủy sinh khác, nó cung cấp nguồn thứ ăn từ các chất thải hữu cơ, bóng mát che năng, gốc và rễ cây là nhà cho tôm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về tôm của thị trường thế giới trong 3 thập kỷ qua, hơn một nửa diện tích rừng ngập mặn Việt Nam đã bị chặt bỏ để xây dựng các ao nuôi tôm. Sự phát triển quá nhanh, tràn lan, thiếu hoạch định, không đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường nên gần đây người nuôi tôm liên tục chịu thiệt hại lớn do chi phí ngày càng cao, ô nhiễm môi trường và kèm theo là sự bùng phát của bệnh dịch trên con tôm. Sự phát triển quá nhanh của ngành nuôi tôm tại Việt Nam đã dẫn đến sự tàn phá những cánh rừng ngập mặn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và đời sống của gia đình anh Văn và nhiều người nông dân khác.

Rừng ngập mặn là một thành phần không thể thiếu trong toàn bộ hệ sinh tái tự nhiên, nó đóng vai trò bảo vệ các loài tôm cá trước sự tấn công của thủy triều và những cơn bão, là nơi sinh sản lý tưởng cho các loài thủy sinh. Ngoài ra, những cánh rừng ngập mặn còn là một kho lưu trữ Cacbon Xanh. Cacbon Xanh là lượng Cacbon bị hấp thu và lưu trữ bởi các thảm sinh vật trong đại dương và ven biển. Quá trình hấp thụ Cacbon - giảm thiểu lượng Cacbon ra khỏi bầu khí quyền và cất giữ trong trong các thảm thực vật và trong đất, đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu các khí gây hiệu ứng nhà kính và các tác hại của biến đổi khí hậu.

Sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đã phá vỡ cấu trúc tự nhiên của hệ sinh thái: tàn phá rừng ngập mặn, nơi đóng vai trò xử lý 20% tổng lượng khí tải CO2 toàn cầu. Rừng ngập mặn bị phá hủy để đào ao nuôi tôm  sẽ giải phóng một lượng lớn khí Cacbon trong cây rừng và trong đất và bầu khí quyển. Lượng khí nhà kính toàn cầu sinh ra từ quá trình phá rừng ngập mặn toàn cầu ước tính bằng với lượng khí thải từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch của toàn nước Anh.

Sự kết hợp rừng ngập mặn với nuôi tôm bền vững

Ngày càng có nhiều chuyên gia công nhận sự cần thiết có một hướng đi mới gắn việc bảo vệ môi trường bằng các cánh rừng ngập mặn và đồng thời cung cấp một mô hình phát triển bền vững cho ngành công nghiệp nuôi tôm. SVN -  Tổ chức phát triển Hà Lan và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã  triển khai dự án “Rừng ngập mặn và thị trường” (MAM – Mangroves and Markets), tích hợp nuôi tôm sinh thái với bảo vệ rừng ngập mặn tại Cà Mau. Mục tiêu của dự án là phục hồi các cánh rừng ngập mặn đã mất, giảm thiểu lượng khí Cacbon trong môi trường. Thông qua liên minh của các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp và hơn 5.000 hộ nuôi tôm, MAM cung cấp các khóa đào tạo về nuôi trồng tôm sinh thái và cách Marketing sản phẩm, đồng thời đưa ra sự hỗ trợ trồng mới và quản lý rừng ngập mặn.

Dự án MAM sử dụng mô hình nuôi tôm truyền thống, với sự tích hợp nuôi tôm ngay trong môi trường tự nhiên của rừng ngập mặn để giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường và dịch bệnh trên tôm. Các trang trại nuôi tôm trong dự án thả nuôi tôm với mật độ thấp và phải đáp ứng yêu cầu tối tiểu 50% diện tích là rừng ngập mặn, hình thức quảng canh này có chi phí thấp hơn nhiều so với hình thức nuôi thâm canh khác. Đây chính là mô hình bền vững cho những nông dân nuôi tôm với quy mô nhỏ, nhưng chiếm số lượng đa số trong tổng số cá nhà sản xuất tôm.

Anh Văn là một thành viên của một trong 35 nhóm hộ nông thân tham gia dự án MAM, để nhận sự hỗ trợ cho hình thức nuôi tôm truyền thống với hiệu quả cao.

“Diện tích rừng ngập mặn trên đất của tôi là ít hơn yêu cầu 50% của dự án. Tôm của tôi đã chết khá nhiều do bênh dịch, đặc biệt là trong những diện tích không có sự bảo vệ của rừng ngập mặn. Từ đó tôi nhận ra được lợi ích mang lại từ rừng ngập mặn cho nghề nuôi tôm của tôi.” Anh Văn cho biết.

Tuy vậy, các trang trại nuôi tôm truyền thống lại không có năng suất cao như hình thức nuôi thâm canh; nhưng sự ổn định, bền vững và lợi nhuận trong dài hạn là điều mà hình thức này mang lại. Chứng nhận tôm hữu cơ sẽ giúp họ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các thị trường xuất khẩu, với giá tôm cao hơn và qua đó thúc đẩy nuôi tôm quy mô nhỏ. MAM lựa chọn tiêu chuẩn toàn cầu Naturland, chứng nhận hữu cơ phù hợp nhất với các yêu cầu về bảo vệ rừng ngập mặn. Kể từ khi dự án bắt đầu trong năm 2012, MAM đã đào tạo hơn 1.300 nông dân nuôi tôm thực hành phương pháp nuôi tôm sinh thái và phục hồi những cánh rừng ngập mặn.

Phương pháp nuôi gắn với rừng ngập mặn, mang lại hiệu quả và sự phát triển bền vững

Với chứng nhận tôm sinh thái hữu cơ, MAM hướng dẫn các nông dân đàm phán thỏa thuận mua bán thành công với Minh Phú – Công ty sản xuất và chế biến tôm lớn thứ hai thế giới về giá trị xuất khẩu. Theo đó, nông dân có thể bán tôm của họ với giá cao hơn 10% so với thị trường. Thu nhập từ nuôi tôm trong rừng ngập mặn trong năm 2013 đã tăng 1,5 lần so với nuôi tôm thâm canh không có rừng ngập mặn trước đây. Anh Văn đã thực sự nhận ra những giá trị mà phương pháp này mang lại.

Anh Văn cho biết: “Trước đây, nông dân có thể kiếm 60 – 70 triệu VNĐ một năm. Nhưng từ khi tham gia và dự án, chúng tôi có thể kiến được thu nhập từ 150 – 200 triệu VNĐ/năm”

Dự án này không chỉ mang lại lợi ích cho người nông dân. Ông Lê Văn Quang, giám đốc điều hành của Minh Phú đánh giá cao giá trị mà dự án mang lại cho doanh nghiệp của ông, và bảo vệ rừng ngập mặn cũng là một trách nhiệm của doanh nghiệp.

“Với tôm có chứng nhận nuôi sinh thái từ những người nông dân trong khu vực, chúng tôi có thể giám sát toàn bộ quá trình nuôi tôm và bảo vệ rừng ngập mặn. Bảo vệ rừng ngập mặn cũng là trách nhiệm của chúng tôi, đồng thời ngành công nghiệp nuôi tôm tại đây sẽ phát triển bền vững đủ để cung cấp tôm cho nhà máy của chúng tôi và nhu cầu toàn cầu”. Ông Quang cho biết thêm.

Sự ổn định của thị trường và sự tăng lên của thu nhập từ nuôi tôm có chứng nhận sinh thái tạo động lực mạnh mẽ cho tất cả các bên thuộc chuỗi giá trị tôm, qua đó giúp duy trì và bảo vệ rừng ngập mặn.

Nếu không có sự hỗ trợ từ chính quyền Trung ương cũng như địa phương, lợi ích mang lại từ dự án sẽ rất ngắn ngủi. SNV đã nhận được sự hỗ trợ liên tục từ Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, IUCN và Tổ chức The Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit GmbH (GIZ) để xây dựng một chính sách quốc gia, cung cấp cơ sở pháp lý để bảo vệ rừng ngập mặn. Nuôi tôm bền vững giúp làm giảm lượng khí thải Cacbon từ chặt phá rừng và suy thoái rừng, chính sách cũng tận dụng tài chính Cacbon (carbon finance) để tài trợ cho việc khôi phục rừng ngập mặn.

Mở rộng các lợi ích của nôi tôm bền vững

Dự án MAM tiếp tục tăng cường sự can thiệp vào quá trình bảo vệ và phục hồi các cánh rừng ngập mặn. Trong đó, bao gồm việc cải thiện quản lý rừng bằng các tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc về Giảm khí thải từ việc phá rừng và suy thoái rừng (UN REDD+). Mặt khác, nhóm triển khai dự án cũng tham khảo các tiêu chuẩn của  Naturland để đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể về khí thải Cacbon vào trong quy trình chứng nhận của họ. Sự thay đổi này sẽ cho phép người nông dân kiếm được lượng “tín dụng Cacbon” lưu trữ trong chuỗi giá trị tôm của họ, và đó sẽ như một khoản tiền tiếp kiệm cho họ, giúp họ phát triển nuôi tôm bền vững. Hơn nữa tiêu chuẩn chứng nhận mới này sẽ có thêm yêu cầu về biến đổi khí hậu, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu.

Qua chuỗi giá trị tôm tại Cà Mau, SNV đang làm việc với các nhà sản xuất, các doanh nghiệp và các chính phủ để cải thiện thu nhập cho người nông dân như anh Văn, khuyến khích việc bảo vệ rừng ngập mặn, và đảm bảo một sự phát triển bền vững trong tương lai cho nghành nuôi tôm.

Trần Quốc Vân, lãnh đạo của một nhóm nông dân tham gia dự án cho thấy sự lạc quan về tương lai: “Tất cả những người nông dân đã thực hiện những gì họ học được vào thực tế trang trại của họ, vì vậy dự án đã mang lại thành công thực sự cho chúng tối. Và với kế hoạch mở rộng diện tích dự án hướng tới 6.000 hecta, đó mới chỉ là một sự khởi đầu”

Đăng ngày 27/02/2017
Hồng Cẩm
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:29 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 09:29 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 09:29 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 09:29 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:29 01/12/2024
Some text some message..