Nuôi tôm càng xanh toàn đực, lợi nhuận cao

Tôm càng xanh là đối tượng nuôi lý tưởng nhất trong nguồn nước có độ mặn từ 4 - 6 phần nghìn, thậm chí 10 phần nghìn. Đặc biệt, nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh trong ao nuôi tôm biển cho lợi nhuận rất cao.

tôm càng xanh
Thu hoạch tôm càng xanh

Ông Lê Văn Tùng ở ấp Giồng Lân, xã An Hiệp, huyện Ba Tri (Bến Tre) cho biết: Qua hơn 6 tháng thả 24.000 con giống tôm càng xanh toàn đực, nuôi bán thâm canh trong 3.000 m2 cho thu 516 kg tôm thương phẩm, bán 87,72 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 30,72 triệu đồng.

Ông Phạm Hữu Nghĩa ở ấp 5, xã An Đức cùng huyện cũng thả 24.000 con tôm giống trong 3.000 m2 thu được 480 kg, bán được 81,6 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 25,6 triệu. Tương tự, ông Phạm Văn Oanh ở ấp Giồng Sao, xã An Ngãi Tây cùng huyện thu hoạch 475 kg, bán được 76 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 18 triệu đồng...

Ông Châu Hữu Trị, PGĐ Trung tâm KN-KN Bến Tre nói, những năm gần đây tình hình nuôi tôm biển gặp nhiều khó khăn, nước mặn xâm sâu vào đất liền. Để đa dạng hóa đối tượng nuôi, năm 2015 trung tâm triển khai mô hình “Nuôi tôm càng xanh toàn đực theo hình thức bán thâm canh” trong vùng nuôi tôm biển. Mô hình được thực tại 3 xã thuộc thuộc vùng mặn của huyện Ba Tri, nuôi trong diện tích 3.000 m2/hộ. Các hộ tham thực hiện mô hình gồm ông Lê Văn Tùng, Phạm Hữu Nghĩa và Phạm Văn Oanh. Mỗi hộ thả nuôi 24.000 con giống/3.000 m2 ao nuôi tôm biển.

Kết quả qua 6 tháng thả nuôi tỷ lệ tôm sống ≥ 50%, chỉ số tiêu tốn thức ăn 1.6 tôm đạt kích cỡ bình quân ≥30 gram/con. Bình quân tỷ lệ lợi nhuận của 3 mô hình đạt lợi nhuận 44% so với tổng vốn đầu tư. Đặc biệt, tôm càng xanh sống, sinh trưởng tốt trong nguồn nước có độ mặn từ 4 - 6 phần nghìn, thậm chí 10 phần nghìn.

Đây là đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện xâm nhập mặn hiện nay. Giá trị kinh tế của tôm càng xanh mang lại rất cao, ít vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ tốt. Mô hình này không sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất như nuôi tôm biển nên không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của các loài thủy hải sản khác.

Ông Trị hướng dẫn: Khi thả giống cần tháo cạn nước, nạo vét bùn, diệt tạp, tu sửa lại bờ, cống, phơi đáy và bón vôi (450 kg/3.000 m2) sau đó lấy nước vào ao qua lưới lọc với độ sâu 1.5m và phải rào lưới xung quanh, trang bị 2 dàn quạt.

Sau 3 ngày tiến hành gây màu nước bằng dolomite kết hợp với phân vô cơ gây màu cho ao (NPK, DAP với liều lượng 1 - 1,5kg/1.000 m3) thì tiến hành thả giống. Bình quân 1 ao 3.000 m2 thả 24.000 con giống có kích cỡ từ 1,5 - 2cm/con. Mật độ thả 8 con/m2 là tốt nhất. Thả giống lúc trời mát, có thuần hóa nhiệt độ và độ mặn trước khi thả. Tôm chuyển về cho bao tôm xuống ao để yên ít nhất 15 phút để cân bằng nhiệt độ nước trong bao và ngoài ao, sau đó mở miệng bao tôm và cho nước từ từ vào bao.

Thức ăn cho tôm cho tôm càng xanh ăn trong suốt quá trình nuôi là thức ăn công nghiệp. Trong 2 tháng đầu cho ăn ngày 3 lần/ngày, sau đó cho ăn 2 lần/ngày. Lúc mới thả thì cho ăn 0,5kg/ngày, tuần thứ 2 tăng 0,5kg/ngày, tuần thứ 3 tăng 0,7kg/ngày, tuần thứ 4 tăng 0,8kg/ngày.  Sau 1 tháng nuôi tiến hành thay nước hoặc cấp nước vào ao nuôi, mỗi lần thay từ 20 - 30% lượng nước trong ao.

Cũng theo ông Trị, nuôi tôm cành xanh toàn đực bán thâm canh trong ao tôm biển đầu tư chi phí cho 3.000 m2 trên dưới khoảng 50 triệu đồng rất phù hợp với người ít vốn. Sau khi thu hoạch, trừ chi phí còn lãi 50% so với vốn đầu tư ban đầu. Tôm càng xanh sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện độ mặn từ 4 - 6 phần nghìn và có khả năng chịu được độ mặn 15 phần nghìn.

"Hiện tại nhiều nông dân nuôi tôm càng xanh toàn đực theo 3 hình thức rất thành công: Một là nuôi trong vườn dừa, hai là nuôi xen trong ruộng lúa trên vùng đất lúa tôm + 1 vụ tôm biển, ba là nuôi tôm càng xanh toàn đực bán công nghiệp trong ao tôm biển. Tôm càng xanh là đối tượng nuôi lý tưởng trong vùng nước lợ. Đến thời điểm này chưa phát hiện bị nhiễm bệnh", ông Trị chia sẻ.

Nông Nghiệp Việt Nam, 25/04/2016
Đăng ngày 25/04/2016
Thanh Phong
Nuôi trồng

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 09:00 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 27/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 09:44 27/09/2024

Tảo độc ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe tôm nuôi?

Tảo độc là một trong những mối lo ngại lớn đối với các ao nuôi tôm. Khi môi trường ao nuôi không được kiểm soát đúng cách, tảo độc có thể phát triển mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tôm và gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi. Vì vậy, vào lúc thời tiết mưa như hiện nay, hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu về chúng nhé.

Tảo độc
• 09:32 26/09/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 02:30 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:30 28/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 02:30 28/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 02:30 28/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 02:30 28/09/2024
Some text some message..