Nuôi tôm công nghệ cao: Đổi mới gặt thành công

Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm công nghệ cao phát triển mạnh tại các huyện Nhà Bè, Cần Giờ (TP.HCM)...

ao tôm công nghệ cao
Ao tôm trại Thanh Thế, Lý Nhơn. Ảnh: Tepbac

Chúng tôi về xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ “thủ phủ nuôi tôm” của TP.HCM đúng thời điểm người dân đang tất bật thu hoạch và chuẩn bị thả nuôi vụ mới. Đi đến đâu cũng nghe mọi người hào hứng bàn tán về việc đầu tư nuôi tôm công nghệ cao. Dọc hai bên đường Lý Nhơn, ấp Lý Hoà Hiệp (xã Lý Nhơn) nhiều khu vực xáng cạp đất đang ầm ầm đào ao đắp bờ bao để kịp vào vụ tôm mới.

Dẫn chúng tôi đi thực tế, thạc sĩ Nguyễn Thị Gái Nhỏ - Trưởng phòng kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đưa chúng tôi ghé vào một đại bản doanh nuôi tôm CNC Thanh Thế (CPF – COMBINE) ở ấp Lý Hòa Hiệp, xã Lý Nhơn vừa đúng giờ tôm vào bữa. Nhóm kỹ thuật phụ trách ao tôm đang tất bật triển khai công việc từ pha trộn thức ăn, bật máy chạy quạt, máy ôxy, cho tôm ăn, kiểm tra ao nuôi...

nuôi tôm
Kiểm tra môi trường nước nuôi tôm thường xuyên và thăm tôm trước ngày thu hoạch. Ảnh: Minh Sáng.

Anh Dương Trung Hiếu, đại diện chủ ao tôm CNC cho biết: “Hiện chúng tôi đang triển khai nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 4ha. Nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nuôi tôm thường và đảm bảo môi trường. Từ khi bắt đầu triển khai nuôi tôm chúng tôi đã áp dụng đầy đủ quy trình có hệ thống ao xử lý nước và hệ thống ao lắng, hệ thống ao nuôi, giúp cho tôm phát triển tốt và cho năng suất cao”.

Theo anh Hiếu, các anh về đây đầu tư thuê đất nuôi tôm đến nay đã được hơn 3 năm. Hiện vụ tôm này đã 118 ngày, khoảng vài tuần nữa sẽ thu hoạch. Trong quá trình vận hành ao nuôi, được Trung tâm Khuyến nông TP.HCM và địa phương hỗ trợ kỹ thuật nên từ khi nuôi đến nay chưa có vụ nào bị thất bại.

Hộ bà Trần Thị Bàng, xã Tam Thôn Hiệp có 4 ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình truyền thống đã hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, duy trì mô hình này ngày càng gặp khó khăn do tình hình dịch bệnh bùng phát, rủi ro cao. Khi được tham khảo từ các mô hình nuôi tôm CNC, gia đình bà đã quyết định đầu tư cải tạo lại ao nuôi và thực hiện đúng quy trình CNC. Chỉ sau mấy vụ nuôi, bà đã thu hoạch được hơn 30 tấn tôm thương phẩm, tương đương hơn 4,2 tỷ đồng, đạt lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng.

Bà Bàng phấn khởi nói: “Trước đây, nông dân nuôi tôm công nghiệp, mật độ thả nuôi thưa, môi trường thường bị ô nhiễm phải sử dụng kháng sinh, không quản lý được thức ăn, rủi ro cao. Tuy nhiên, nuôi tôm công nghệ cao mật độ thả nuôi dày, không dùng kháng sinh, quản lý được thức ăn, môi trường, do có xây dựng hố ga cho nên những con yếu sẽ rớt vào hố ga đưa ra ngoài, mình có thể tận dụng để phơi khô cung cấp cho chế biến thức ăn”.

Tương tự, anh Trịnh Ðức Thuấn, ở xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, người đã có hơn 20 năm trong “nghiệp tôm”, hiện đang nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP trên ao lót bạt có diện tích mặt nước 6000 m2. Anh Thuấn tâm sự: “Tôi đang nuôi tôm công nghệ cao, tất cả từ máy pha trộn thức ăn, hệ thống đánh thuốc đều hoàn toàn tự động. Hiện tôi đang lắp đặt thêm hệ thống xử lý nước bằng điện hoá và siêu âm. Mong rằng bà con nuôi tôm cũng nên áp dụng công nghệ cao để giúp tăng năng suất, vì nếu giữ mãi mô hình nuôi quảng canh thì sản lượng rất thấp và rủi ro rất cao, ảnh hưởng đến môi trường nước xung quanh”.

nuôi tôm công nghệ cao
Cần Giờ đang phát triển nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng CNC. Ảnh: Tepbac

Theo anh Thuấn, nuôi tôm theo quy trình VietGAP là nuôi tôm sạch, con giống phải sạch, quá trình nuôi sạch, lựa chọn thức ăn cho tôm không sử dụng kháng sinh, không sử dụng chất cấm, ứng dụng công nghệ hiện đại, thu hoạch và chế biến sản phẩm cũng phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn…“Người nuôi cần phải thả được con giống tốt và xử lý kỹ nguồn nước đầu vào cũng như quản lý môi trường trong ao. Như vậy tôm sẽ khoẻ và tỉ lệ thành công cao, hiệu quả kinh tế sẽ thấy rõ.

Theo Sở NN-PTNT TP.HCM, diện tích nuôi tôm chủ yếu tập trung ở 4 xã phía bắc huyện Cần Giờ (Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn) và 2 xã huyện Nhà Bè (Hiệp Phước và Nhơn Đức). Cần Giờ đang phát triển nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng CNC để nâng cao chất lượng và năng suất, qua đó gia tăng thu nhập của người dân. Hiện trên địa bàn huyện Cần Giờ có 42 mô hình nuôi tôm với diện tích khoảng 33,56 ha đang áp dụng mô hình nuôi tôm CNC. Đây là mô hình được đầu tư với quy trình khép kín từ con giống đến thu hoạch, ít tác động đến môi trường, kiểm soát tốt dịch bệnh, nuôi tôm lớn nhanh, tỷ lệ rủi ro thấp, cho năng suất và chất lượng cao. Đồng thời, những mô hình này cũng được đánh giá là bước thay đổi đột phá cho nghề nuôi thủy sản trên địa bàn huyện.

Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Gái Nhỏ: "Hiện trên địa bàn huyện Nhà Bè và Cần Giờ xu hướng phát triển nuôi tôm công nghệ cao đang tăng mạnh. Thời gian trước bà con nuôi tôm công nghiệp với mật độ nuôi tương đối dày, nhưng để tăng năng suất và sản lượng trên một đơn vị diện tích nên bà con đầu tư thêm các thiết bị ứng dụng công nghệ cao nhằm đạt năng suất và chất lượng sản phẩm sạch trên diện tích nuôi của mình.

Bà cũng cho biết về chính sách nuôi tôm CNC của Trung tâm Khuyến nông TP.HCM: "Khi bà con tham gia mô hình trình diễn thì sẽ được hỗ trợ con giống, vật tư, trang thiết bị thiết yếu, còn lại bà con cùng đầu tư phối hợp để tạo ra được mô hình trình diễn.

Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 30/03/2022
Minh Sáng - Hồng Thủy
Nuôi trồng

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:46 05/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 10:00 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 04/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 09:55 04/12/2024

Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ và giải pháp giảm giá

Các chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II vừa công bố kết quả khảo sát khá đầy đủ về cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ ở nước ta và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới.

Thu hoạch tôm
• 03:17 06/12/2024

Sự thích nghi của cơ thể tôm ở các môi trường nước

Tôm là một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, và khả năng thích nghi của cơ thể tôm với môi trường nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự sống sót và phát triển của chúng. Mỗi loại tôm, từ tôm thẻ chân trắng đến tôm sú, đều có những cách thích nghi đặc biệt để tồn tại trong các điều kiện khác nhau. Hiểu rõ sự thích nghi này không chỉ giúp người nuôi quản lý ao tôm tốt hơn mà còn giảm rủi ro trong quá trình nuôi trồng.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:17 06/12/2024

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 03:17 06/12/2024

Điểm sáng từ mô hình canh tác tôm lúa

Mô hình canh tác tôm-lúa được người dân vùng ven biển ĐBSCL sáng tạo ra, sản xuất ra tôm và lúa sạch. Trong quá trình luân canh tôm-lúa trên cùng một thửa ruộng, người dân đã liên tục xen canh một số loài thủy sản như cua, cá đối; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cho lợi nhuận cao khoảng 200 triệu đồng/ha/vụ. Diện tích nuôi tôm - lúa ở ĐBSCL dự kiến ​​tăng lên 250.000 ha vào năm 2030, sản lượng tôm thương phẩm đạt 125.000-150.000 tấn.

Tôm càng xanh
• 03:17 06/12/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 03:17 06/12/2024
Some text some message..