Nuôi tôm công nghiệp khởi sắc

Mô hình nuôi tôm công nghiệp đang phát triển nhanh trên địa bàn xã ven biển Hoằng Yến (Hoằng Hóa, Thanh Hóa).

thăm nhá
Mô hình nuôi tôm công nghiệp của anh Lê Thanh Nghị

Ông Nguyễn Văn Tốt, Chủ tịch UBND xã Hoằng Yến cho biết, mô hình được triển khai từ năm 2014 trên diện tích khoảng 5ha. Đến nay đã được nhân rộng lên 25ha cho thu hoạch trung bình 25 tấn/ha.

Cũng theo ông Tốt, mặc dù nuôi công nghiệp có nhiều lợi thế nhưng đặc thù con tôm là loài nhạy cảm, dễ bị tác động bởi môi trường và dịch bệnh, địa phương khuyến cáo người dân chỉ nên triển khai đầu tư 2 vụ chính trong năm.

Những năm qua, UBND xã Hoằng Yến thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên ngành tổ chức các lớp tập huấn nâng cao, củng cố kiến thức cho các hộ nuôi để chủ động phương pháp ứng phó mỗi khi gặp sự cố. Hiệu quả mang lại là điều không phải bàn cãi, thực tế cho thấy tình trạng tôm bị dịch bệnh rất hiếm khi xảy ra, nếu có cũng chỉ rải rác với số lượng không đáng kể, việc xử lý không quá khó khăn.

Nhận xét từ các hộ nuôi, mô hình nuôi tôm công nghiệp cho giá trị kinh tế lớn nhưng chi phí đầu tư khá tốn kém, mỗi ao tôm diện tích từ 2.000 - 2.500m2 ngốn không dưới 300 triệu đồng. Thế nên, nếu không có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng thì nguy cơ “mất cả chì lẫn chài” là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

“Xuất phát từ nhu cầu thực tế, các gia đình đã đóng góp kinh phí, tiến hành xây dựng 5 trạm điện có công suất 150 - 320kW phục vụ sản xuất. Kể từ khi tham gia mô hình, ý thức của các hộ đã có sự chuyển biến rõ rệt”, ông Tốt khẳng định.

Qua ghi nhận thực tế PV nhận thấy, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công bước đầu phát huy giá trị, trực tiếp mở ra cơ hội đổi đời cho nhiều hộ gia đình. Với mức thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm, các hộ không những trang trải hết nợ nần mà còn tích lũy được lưng vốn khá.

Lấy trường hợp của anh Lê Thanh Nghị (trú tại thôn 6) làm ví dụ. Ngót nghét chục năm trời gắn bó với con tôm sú, từng lao tâm khổ tứ, bao nhiêu công sức, vốn liếng dồn hết cả vào ao đầm nhưng đổi lại chỉ là con số không. Tuy nhiên chỉ sau chưa đầy 2 năm áp dụng mô hình mới, giờ đây gia đình anh đã có thể xoa tay hài lòng với thành quả đạt được

“Ngày trước nuôi tôm sú mỗi năm chỉ triển khai được một vụ, dịch bệnh lại xuất hiện liên miên nên chẳng đâu vào đâu. Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng, năm 2015 tôi quyết định chuyển sang nuôi tôm công nghiệp trên 2 ao đầm với tổng diện tích 4.000m2, bước đầu cho tín hiệu vô cùng khả quan”, anh Nghị chia sẻ.

Anh còn tiết lộ, khi tiến hành nuôi tôm công nghiệp, các hộ nuôi phải xây dựng hệ thống ao lắng để xử lý mầm bệnh và hóa chất độc hại trong nguồn nước trước khi bơm sang các ao nuôi chính. Khác với tôm sú, khi nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao (từ 100 con/m2 trở lên) cần đặc biệt lưu ý quá trình làm sạch đáy ao, hàng tuần, thậm chí hàng ngày (khi tôm lớn) phải tích cực xả cặn bã tại các vị trí thu gom hoặc tiến hành bơm hút sang các ao trữ để xử lý. Các ao nuôi chính phải đảm bảo lắp đặt đầy đủ hệ thống quạt khí, sục khí đáy và trải bạt ni lông. Độ sâu, mực nước thích hợp khi nuôi là 1,5 - 2m.

Áp dụng mô hình mới dù phát sinh khá nhiều chi phí đầu tư nhưng quá trình theo dõi, xử lý lại thuận lợi hơn nhiều, điều này giúp cho các hộ nuôi hạn chế tối đa rủi ro, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế trên cùng đơn vị diện tích.

Chỉ riêng vụ 2 năm nay (tôm thả từ tháng 7 đến tháng 9), gia đình anh Nghị thắng lớn 1 ao tôm với tổng sản lượng thu hoạch trên 4,6 tấn. Với mức giá 130.000 - 140.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí, vợ chồng anh thu về khoảng 250 triệu đồng.

Năm nay mùa đông đến muộn, nhiệt độ ấm hơn cùng kỳ, anh Nghị quyết định thả 38 vạn con tôm giống tiếp tục triển khai vụ 3. Sau 2 tháng tôm trong ao đạt trọng lượng 100 - 120 con/kg, dự kiến 1 tháng nữa sẽ cho thu hoạch.

“Thông thường nuôi tôm vụ chính sau 60 - 65 ngày là có thể xuất bán. Lúc này là thời điểm trái vụ, điều kiện thời tiết không thực sự thuận lợi nên chu kỳ có thể kéo dài thêm một tháng hoặc hơn. Hiện nguồn tôm thương phẩm khan hiếm nên thương lái đẩy giá rất cao, tôm trọng lượng 60 - 70 con/kg có giá trên 180.000 đồng/kg, gia đình tôi đang đếm ngược chờ đến ngày thu hoạch”, anh Nghị hồ hởi nói.

Nông Nghiệp Việt Nam, 28/12/2016
Đăng ngày 29/12/2016
Việt Khánh
Nuôi trồng

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 09:59 29/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 11:06 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 10:06 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:05 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 07:05 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 07:05 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 07:05 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 07:05 30/11/2024
Some text some message..