Nuôi tôm, cua “khác người”, 1 nông dân tỉnh Cà Mau lãi tiền tỷ

Từ mô hình luân canh tôm - lúa, mỗi năm ông Trần Quang Hiên (Cà Mau) có thể thu lãi tiền tỷ.

Tôm-lúa
Mô hình nuôi tôm luân canh cua của ông Hiên, xã Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Ảnh: Chúc Ly

4 lần thất bại, 4 lần đứng lên

Nông dân Trần Quang Hiên (ngụ ấp 5, xã Tân Thành, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) nhiều năm nay đã nổi tiếng khắp nơi bởi ông có cách luân canh tôm - cua khác lạ. Từ mô hình nuôi luân canh tôm-cua độc đáo này, mỗi năm ông Hiên có thể thu lãi tiền tỷ.

Dù đã nổi tiếng khắp vùng bởi kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp đạt hiệu quả cao, ít rủi ro, nhưng ít ai biết rằng, ông Hiên từng trải qua 4 lần thất bại trong nuôi tôm và nhiều lần thua lỗ.

Khoảng năm 1994, khi nước mặn xâm nhập vào địa phương, cũng như những người khác, ông Hiên bắt đầu thả nuôi tôm quảng canh với diện tích 0,6ha. 

Nhờ chịu khó chăm sóc tôm đúng kỹ thuật, ngày đêm theo dõi ao tôm nên nhiều vụ tôm ông thắng lợi, có vốn tích lũy và mua thêm đất để tiếp tục mở rộng diện tích, rồi chuyển sang nuôi tôm quảng canh cải tiến.

Nuôi tôm theo hình thức này đang ổn định thì phong trào nuôi tôm tại địa phương ngày càng phát triển, nhiều người nuôi ồ ạt, không đúng kỹ thuật, môi trường nước do đó bị ảnh hưởng lớn. Chính vì vậy, sau nhiều đêm suy nghĩ, ông Hiên quyết định chuyển sang nuôi tôm công nghiệp để chủ động quản lý tốt nguồn nước.

Ông Hiên nhớ lại: "Bắt tay vào nuôi vụ đầu tiên năm 2011, đây cũng là lúc nước có độ mặn cao, 3 ao tôm chết rất nhiều, thiệt hại gần 30 triệu đồng. 1 tháng sau đó tôi tiếp tục thả nuôi nhưng tôm lại chết, lại lỗ thêm 40 triệu đồng. Thời điểm này, đây là số tiền thật sự lớn đối với một nông dân như tôi".

Nhưng ông Hiên không bỏ cuộc, ông quyết định ngừng nuôi tôm, mua 4.000 con cua giống thả vào 3 ao nuôi. Không ngờ vụ cua năm đó ông thắng lớn, thu lãi khoảng 250 triệu đồng.

Có được nguồn vốn từ việc trúng đậm vụ cua đó, ông mạnh tay mua con giống tôm về thả 2 ao, nhưng không may lại hư mất 1 ao. Sau đó ông tiếp tục hùn vốn nuôi chung với một người cháu và lại thất bại.

"Sau nhiều lần thua lỗ liên tiếp, tôi cũng nản nhưng nghĩ mình ngã ở đâu thì phải đứng lên ở đó, nên quyết tìm ra nguyên nhân tôm bị thiệt hại. Thời điểm này, tôi mày mò, học hỏi, đi khắp nơi để xem những mô hình nuôi tôm công nghiệp hiệu quả"-ông Hiên chia sẻ.

Theo ông Hiên, nhờ lần mua cua thả vào ao tôm đã giúp ông rút ra bài học là người nuôi tôm chỉ nên thả 1 vụ trong năm, thời gian còn lại thả nuôi cua luân canh. Từ đó đến nay ông đều áp dụng theo phương pháp này và chưa thất bại thêm vụ nào.

Thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình nuôi tôm luân canh nuôi cua

Nhờ nhanh nhạy chuyển đổi đối tượng nuôi, nên vụ nuôi tôm sú công nghiệp năm 2015, ông Hiên thu về 1,8 tỷ đồng, sau khi trừ các loại chi phí ông còn lãi gần 1,2 tỷ đồng.

Từ chỗ nghiên cứu sản xuất và đưa vào áp dụng thực tiễn hiệu quả, ông Hiên cũng mày mò, tính toán để nâng cao giá trị con tôm. 

Nhiều năm nay, lợi nhuận trong mô hình nuôi trồng thủy sản của ông luôn cao hơn những hộ khác cũng là nhờ việc ông không bán tôm muối đá cho thương lái. Theo đó ông Hiên chỉ tiến hành thu tỉa, bán tôm sống cho các công ty đặt hàng, nên giá bán cao hơn.

"Sau nhiều lần thua lỗ liên tiếp, tôi cũng nản nhưng nghĩ mình ngã ở đâu thì phải đứng lên ở đó, nên quyết tìm ra nguyên nhân tôm bị thiệt hại. Thời điểm này, tôi mày mò, học hỏi, đi khắp nơi để xem những mô hình nuôi tôm công nghiệp hiệu quả", ông Trần Quang Hiên chia sẻ.

Đặc biệt, điều mà nhiều nông dân khác rất nể phục ở ông Hiên đó chính là biết cách tổ chức sản xuất. Với mỗi vụ tôm, ông không bao giờ thả cùng lúc 4 ao tôm mà chỉ thả tôm giống 1 ao với mật độ khá dày, khoảng 180 con/m2. 

Sau đó, khi tôm đến 30-40 ngày tuổi thì bắt đầu chuyển một phần tôm sang ao thứ 2, sau đó tiếp tục chuyển thêm 2 lần nữa. Từ ao thứ 2, 3, 4 thì mỗi ao đảm bảo mật độ 15-20 con/m2, như vậy tôm rất nhanh lớn, phát triển tốt và rất ít bệnh.

Không dừng lại ở đó, khi việc nuôi tôm công nghiệp luân canh cua đã ổn định, ông Hiên lại bắt tay vào kinh doanh tôm giống. 

Hiện mỗi năm doanh thu của gia đình ông Hiên từ việc kinh doanh tôm giống khoảng 3 tỷ đồng, thu lãi hơn 250 triệu đồng/năm. 

Dân Việt
Đăng ngày 29/06/2020
Chúc Ly
Nông thôn

Từ lão nông nghèo đã trở thành triệu phú nhờ nuôi cá lồng

Nhờ mạnh dạn chuyển sang nuôi cá lồng trên dòng sông Đà, ông Lò Văn Bân đã có cuộc sống sung túc và thoát nghèo…

Ông Bân thoát nghèo nhờ nuôi cá lồng
• 15:46 06/07/2023

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Bình Định: Dự án cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Chiều ngày 15.9.2023, Sở NN & PTNT Bình Định đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức làm việc với Đoàn chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) để hoàn thiện Văn kiện dự án “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam”.

Quang cảnh
• 11:49 16/09/2023

Nuôi cá thát cườm thương phẩm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Ngày 08/9, Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh tổ chức chuyển giao kỹ thuật nuôi cá thát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm cho 40 hộ nuôi cá nước ngọt trên hồ chứa Định Bình.

Ao nuôi cá
• 10:00 13/09/2023

Hội thảo Phát triển giống và thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản trên biển năm 2023

Ngày 08/9/2023, tại thành phố Nha Trang, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội thảo “Phát triển giống và thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản trên biển năm 2023”.

Hội thảo
• 12:32 12/09/2023

Kinh nghiệm nuôi tôm siêu thâm canh hiệu quả cao của nông dân Cà Mau

Nuôi tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau nói riêng, phát triển theo hướng hàng năm tăng diện tích nuôi tôm công nghiệp và giảm diện tích nuôi tôm Quảng canh cải tiến và Quảng canh.

Tôm thẻ
• 10:57 05/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 17:09 23/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 17:09 23/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 17:09 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 17:09 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 17:09 23/09/2023