Nuôi tôm khép kín: "bí quyết" bất bại của những tỷ phú tôm

Dù nuôi tôm công nghiệp truyền thống cũng đem lại cho người nông dân thu nhập cao, nhưng những tỷ phú nông dân Móng Cái vẫn quyết tâm thay đổi sang nuôi tôm khép kín bởi những lợi ích từ mô hình này mang lại.

Nuôi tôm khép kín: "bí quyết" bất bại của những tỷ phú tôm
Thu hoạch tôm ở ao nuôi khép kín được láng đáy, trải bạt của ông Bùi Văn Trình.

Và người tiên phong đưa ứng dụng khoa học mới trong nuôi tôm công nghiệp chính là "ông trùm" Bùi ngọc Liêm, chủ đầm tôm ở khu 9, Hải Hòa, Chủ tịch Hiệp hội nghề cá TP Móng Cái.

Sau những vụ tôm thất bát do dịch bệnh, từ năm 2016 ông Bùi Ngọc Liêm chuyển sang đầu tư nuôi tôm theo hình thức khép kín trong nhà bạt, được thiết kế một cách khoa học từ hệ thống bể cấp nước, ao nuôi, khu xử lý môi trường…

"Hiện nay, với gần 7ha nuôi tôm đảm bảo tiêu chuẩn VietGap, tổng sản lượng nuôi tôm đạt hơn 40 tấn, doanh thu mỗi năm của gia đình tôi đạt khoảng 4 tỷ đồng", ông Liêm cho biết.

Ngoài “ông trùm” Bùi Ngọc Liêm, nhiều nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng khác ở Móng Cái cũng đang tiến hành đầu tư, cải tiến từ nuôi tôm công nghiệp thành mô hình nuôi tôm khép kín.


Ông Bùi Ngọc Liêm (áo xanh), chủ đầm tôm ở khu 9, Hải Hòa, TP Móng Cái.

Khởi nghiệp từ năm 2002, đến nay mô hình nuôi tôm của anh Nguyễn Văn Vinh (thôn Nam, xã Vạn Nam, TP.Móng Cái) đã cho hiệu quả kinh tế cao. Với diện tích hơn 7ha và giá bán tôm thẻ chân trắng dao động từ 200.000 - 250.000 đồng/kg, mỗi năm anh Vinh thu nhập khoảng 4-5 tỷ đồng. Thậm chí có những năm thuận lợi, vụ tôm thắng lớn, thu nhập của anh lên đến gần 8 tỷ đồng.

Hiện anh Vinh cũng đang đầu tư nuôi tôm khép kín khi sử dụng nhà lưới, lót bạt đáy ao… Theo anh Vinh, tuy chỉ mới thí điểm nuôi tôm khép kín ở một ao, nhưng anh đã thu 500 triệu đồng nhờ ao tôm này.

“Vào mùa đông, nhiệt độ xuống 17 độ C thì tôm giảm sức ăn, ảnh hưởng đến chất lượng tôm. Với việc áp dụng nuôi tôm có hệ thống mái che khép kín giúp cho nhiệt độ ít bị chênh lệch, nhờ đó hạn chế dịch bệnh, năng suất tôm mỗi vụ tăng lên, thu nhập cũng tăng lên theo đó,” anh Vinh chia sẻ.

Ngoài anh Nguyễn Văn Vinh, ông Bùi Văn Trình (thôn Đông, xã Vạn Ninh, TP Móng Cái) cũng là một trong những người nuôi tôm thẻ chân trắng đang tiến hành nâng cấp toàn bộ diện tích nuôi tôm theo mô hình khép kín.


Ông Bùi Văn Trình, thôn Đông, xã Vạn Nam, TP Móng Cái.

Theo ông Trình, với diện tích 6,8ha, mỗi năm gia đình ông thu hoạch khoảng 60 tấn tôm thương phẩm, thu nhập khoảng 4 tỷ đồng/năm.

“Khi mới bắt đầu nuôi tôm, tôi chỉ nuôi theo hình thức quảng canh, sau đó chuyển sang nuôi tôm bán thâm canh, tuy nhiên thu nhập chỉ khoảng vài trăm triệu đồng một năm. Kể cả chuyển sang nuôi tôm công nghiệp trong ao đất, tuy thu nhập tăng lên, nhưng rủi ro vẫn khá cao. Bởi vậy sau vụ tôm vừa rồi, tôi bắt đầu tiến hành cải tiến toàn bộ diện tích khu vực nuôi tôm thành mô hình nuôi tôm khép kín" - ông Bùi Văn Trình nói.


Hệ thống ao nuôi tôm đang được phủ bạt và xây những trụ bê tông chắc chắn.

Theo ông Trình, ao nuôi tôm khép kín được thiết kế có những trụ bê tông, láng đáy, hệ thống cáp mái che… Hệ thống mái che khép kín với 2 lần lưới trên và dưới, ở giữa là một lớp bạt hoặc ni-lon, hệ thống dây cáp chắc chắn vừa an toàn vào mùa bão lại vừa tránh được các loại động vật khác xâm hại, hạn chế dịch bệnh cho tôm nuôi.

“Hiện nay, mô hình nuôi tôm của tôi theo hướng VietGAP, thức ăn cho tôm là thức ăn sạch, vấn đề xử lý môi trường, vệ sinh ao nuôi cũng toàn toàn được sử dụng bằng các chế phẩm sinh học của Công ty CP. Sau khi xây dựng thành mô hình khép kín, tôi tin rằng sản lượng, chất lượng tôm thẻ chân trắng của Móng Cái sẽ càng tốt hơn” - ông Trình nói.

Theo ông Liêm, mô hình nuôi tôm khép kín mặc dù mức đầu tư cao từ 600-700 triệu đồng/ao nuôi có diện tích 2.000m2, song rủi ro được hạn chế. Thời gian cho mỗi vụ nuôi cũng giảm đáng kể, từ 90-100 ngày đối với vụ đông và từ 70-80 ngày đối với vụ hè.

Như vậy, mỗi năm người nuôi tôm có thể nuôi được 3 vụ và năng suất tôm nuôi cũng cao hơn, bình quân đạt trên 10 tấn/ha khi nuôi chính vụ, còn nuôi trái vụ sẽ đạt 6-7 tấn/ha.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 25/12/2018
Bùi My
Nuôi trồng

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 17:12 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 17:12 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 17:12 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 17:12 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 17:12 07/11/2024
Some text some message..