Nuôi tôm nước lợ: Ẩn họa từ nguồn điện và máy oxy

Để nuôi tôm nước lợ, người dân phải kéo điện ra ao nuôi nhằm chạy máy tạo oxy, nhưng vì đầu tư sơ sài và tâm lý chủ quan nên hệ thống này đã gây ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc.

trục quay máy oxy
Trục quay của máy tạo oxy gây nguy cơ tai nạn cho người nuôi tôm. Ảnh: Hà Quang

Cách đây chưa lâu, nhiều người dân hốt hoảng khi chứng kiến cái chết thương tâm của anh N.V.T. (thôn Hà Quang, xã Tam Tiến, Núi Thành). Khoảng 9 giờ tối ngày 10.12, người dân phát hiện anh T. đã tử vong cạnh chiếc máy tạo khí oxy cho ao nuôi. Cánh tay của anh gần đứt lìa do bị cuốn vào trục quay của chiếc máy này và trên người bị nhiều vết thương sâu, gây tử vong. Người dân kể lại, anh T. vừa nhận việc phụ giúp chăm sóc ao nuôi tôm cho một người cùng thôn. Khoảng 7 giờ tối cùng ngày, anh ra ao để kiểm tra, chăm sóc tôm, đến khoảng 9 giờ tối do liên lạc không được nên người nhà chạy ra tìm thì phát hiện anh gặp nạn. Nhiều người nhận định, có thể lúc kiểm tra anh T. trượt ngã và tay áo dính vào chiếc đinh trên trục quay nên bị cuốn vào.

Ở xã Tam Tiến, nhiều vụ tai nạn tương tự đã từng xảy ra. Cách đây mấy năm, tại thôn Hà Quang, anh N.C.Y. cũng bị tử vong do trục quay của máy tạo oxy cuốn chiếc áo anh đang mặc, chèn ép lồng ngực nhưng không được phát hiện kịp thời. Hay như trường hợp tai nạn của một cô giáo vào năm ngoái, người dân cũng phát hiện cô này tử vong dưới ao tôm trong tư thế bị trục quay cuốn vào, dìm xuống nước. Người nuôi tôm cho biết, có rất nhiều trường hợp suýt chết cũng vì chiếc máy này. Anh Nguyễn Hồng Phi (một người nuôi ở thôn Hà Quang) cho biết, máy tạo oxy được đặt trên bờ ao gắn với mô tơ điện, trục quay của chiếc máy này dài khoảng 5m nối từ bờ xuống mặt nước, chia thành nhiều đoạn để gắn cánh quạt tạo oxy. Trên trục quay luôn có nhiều chiếc đinh khóa để kết nối các đoạn chuyển động. Vì chiếc máy này thường hỏng hóc và cần phải điều chỉnh độ cao thấp theo con nước trong ao nên người nuôi thường xuyên kiểm tra. Không may trong lúc kiểm tra, nếu có một vật gì dính vào trục quay thì dễ kéo luôn cả người vào, gây tai nạn. Anh Phi từng bị chiếc đinh của trục quay cuốn ống quần dài, nhưng may mắn anh vớ được một cây trụ ôm chặt, để cho chiếc quần tuột ra khỏi người, cuốn vào trục. “Chiếc đinh trên trục cần phải được lồi ra để vặn ốc cho chặt, lúc quay thì dễ cuốn các vật khác. Trong khi đó người nuôi tôm thường chủ quan vì nghĩ rằng chiếc đinh này rất ngắn và không để ý đến những vật dụng trên người. Nhưng chỉ cần lơ là, chiếc đinh này có thể cuốn tà áo, ống tay áo và quần, áo mưa… đang lòng thòng trên người là gây ra tai nạn” - anh Phi nói.

Ngoài nguy cơ bị trục quay cuốn vào, người nuôi tôm cũng dễ bị điện giật vì hệ thống điện dẫn ra ao nuôi thường có nhiều mối đấu nối hở, rò rỉ. Trong khi đó người nuôi thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước để chăm sóc tôm. Người ướt, dễ bị trơn trượt, té ngã và cũng tạo ra nguy cơ bị điện giật. Trong năm qua, tại xã Tam Tiến có 2 trường hợp tử vong vì bị điện giật trong quá trình nuôi tôm. Ông Nguyễn Giúp - Chủ tịch UBND xã Tam Tiến nói: “Nguyên nhân chính là người dân rất chủ quan với các nguy cơ gây ra tai nạn. Đặc biệt, trong quá trình nuôi tôm phải tiếp xúc với nhiều thiết bị điện - cơ nhưng các thiết bị này không được người dân đầu tư bài bản, sử dụng đúng kỹ thuật nên dễ gây ra tai nạn đáng tiếc”.

Báo Quảng Nam, 21/12/2015
Đăng ngày 22/12/2015
Hà Quang
Nuôi trồng

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 01:27 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 01:27 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 01:27 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 01:27 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 01:27 25/12/2024
Some text some message..