Nuôi tôm ở vùng Đồng Tháp Mười: Càng cấm càng nuôi

Mặc dù địa phương vùng Đồng Tháp Mười đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn cản việc tự ý chuyển diện tích đất trồng lúa sang nuôi tôm không đúng quy hoạch. Thế nhưng, càng cấm người dân càng nuôi.

Nuôi tôm thẻ ở vùng Đồng Tháp Mười
Nuôi tôm thẻ ở vùng Đồng Tháp Mười hiện đang bị cấm. Ảnh: K.Q

Theo chính quyền địa phương, vào khoảng năm 2018, một số hộ dân ở xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa (tỉnh Long An) đã đào ao trên đất trồng lúa để nuôi tôm thẻ chân trắng, diện tích ban đầu khoảng 3ha. Do tôm thẻ chân trắng phù hợp môi trường nước mặn, trong khi Đồng Tháp Mười là vùng nước ngọt, nên người dân khoan giếng khai thác nguồn nước mặn tại chỗ, đồng thời bổ sung muối vào ao nuôi.

Hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng ban đầu khá cao, gấp nhiều lần trồng lúa. Từ đó phong trào đào đất trồng lúa để nuôi tôm lan rộng ra nhiều xã của huyện Mộc Hóa và các huyện khác của tỉnh Long An như Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Tân Hưng, TX.Kiến Tường… Đến nay, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An đã tăng lên hàng trăm hécta.


Hàng trăm hộ dân Đồng Tháp Mười chuyển đất lúa sang nuôi tôm bất chấp lệnh cấm. Ảnh: K.Q

Ông S. (xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa), một trong những người nuôi tâm thẻ đầu tiên ở vùng Đồng Tháp Mười, cho biết: Gia đình ông có 1ha ruộng trồng lúa nhiều năm qua chỉ đủ ăn, không khá lên được. Tìm hiểu qua Internet và đi tham quan vùng nuôi tôm ở nơi khác, ông thấy vùng Đồng Tháp Mười quê ông có thể nuôi được tôm. Sau khi thử trên mô hình hẹp thấy có hiệu quả, ông đã mạnh dạn chuyển hẳn 1ha đất trồng lúa sang nuôi tôm, chia làm 4 ao, trong đó có 3 ao nuôi và 1 ao xử lý nước tuần hoàn. Đã 6 vụ nuôi, ông S. đều thành công, mỗi vụ lợi nhuận nhiều trăm triệu đồng. Nhờ nuôi tôm mà gia đình ông nay đã giàu, có của ăn của để.

Một trường hợp khác là ông N. (xã Tân Lập) cũng đi đầu nuôi tôm và nhanh chóng khá giả. Từ nuôi tôm, ông N. mở thêm dịch vụ cung ứng thức ăn, con giống, thuốc thú y,… cho hàng trăm hộ nuôi tôm trong vùng.

Sự giàu có nhanh của các hộ nuôi đầu tiên đã kích thích bà con trong vùng, hàng trăm hộ dân đã chuyển đất trồng lúa sang nuôi tôm. Cứ mỗi hécta ruộng lúa chuyển sang nuôi tôm, người nuôi phải đầu tư 700 – 800 triệu đồng ban đầu. Nhiều hộ còn thuê ruộng của người khác để nuôi với giá 20 triệu đồng/ha/năm.


Nhiều hộ nuôi tôm kéo theo các loại dịch vụ ra đời. Ảnh: K.Q

Theo đánh giá của ngành chức năng tỉnh Long An, việc chuyển đất trồng lúa sang nuôi tôm thẻ chân trắng không tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai; tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, bùng phát dịch bệnh,… Ngành chức năng huyện Mộc Hóa đã phạt hành chính một số trường hợp đào ao, khoan giếng trái phép để nuôi tôm; đồng thời yêu cầu Điện lực Mộc Hóa không giải quyết cấp điện cho các hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn.

Bất chấp tất cả, người dân vẫn đổ xô nuôi tôm. Những biện pháp ngăn cấm của địa phương chỉ gây thêm khó khăn cho người nuôi chứ không ngăn được họ. Họ chấp nhận nộp phạt; không được cấp điện thì họ mua máy nổ để chạy hệ thống quạt sục khí tạo ô xy cho tôm phát triển…

Theo kinh nghiệm của nhiều vùng nuôi khác từng phát triển tự phát tương tự như Long An, một khi hiệu quả nuôi tôm quá cao so với trồng lúa, không có cách gì ngăn cản người dân từ trồng lúa chuyển sang nuôi tôm. Vấn đề là cần quản lý, hướng dẫn người dân cách nuôi sao cho không làm tổn hại đến môi trường, giảm thiểu rủi ro, giúp nông dân thoát nghèo, làm giàu trên ruộng đất của mình.

Báo Lao Động
Đăng ngày 26/08/2020
Kỳ Quan
Nông thôn

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 11:24 17/02/2025

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 03:59 18/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 03:59 18/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 03:59 18/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 03:59 18/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 03:59 18/02/2025
Some text some message..