Nuôi tôm sú không kháng sinh: Lợi ích thấy rõ

Giới thiệu mô hình nuôi tôm sú bền vững không lạm dụng thuốc kháng sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm; gắn kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị sản phẩm... là mục tiêu của hội thảo nhân rộng mô hình nuôi tôm sú đảm bảo an toàn thực phẩm, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Bạc Liêu sáng 20.11.

Nuôi tôm sú không kháng sinh: Lợi ích thấy rõ
Nông dân Cà Mau thu hoạch tôm sú. Ảnh: C.L

Tôm sú vẫn có thị trường ổn định

 Theo đánh gia của Tổng cục Thủy sản, năm 2016 diện tích thả nuôi tôm sú của cả nước là 600.339/694.645ha, tương đương 86,4% diện tích thả nuôi tôm nước lợ. Riêng vùng ĐBSCL có diện tích nuôi tôm sú lớn nhất, với 566.582ha. Đây là loài có giá trị thương mại cao, có thị trường ổn định và khả năng cạnh tranh lớn.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng thừa nhận rằng, tôm thẻ chân trắng có đặc tính sinh học vượt trội hơn so với tôm sú, sau khi du nhập vào Việt Nam và đã dần chiếm lĩnh khu nuôi công nghiệp truyền thống và mở rộng ra nhiều vùng nuôi khác, diện tích tăng nhanh: Năm 2009 đạt 3.398ha, năm 2013 đạt 66.000ha, năm 2016 đạt 94.246ha.

Còn diện tích nuôi tôm sú có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2009-2013 với tốc độ giảm bình quân 0,84%/năm. Tuy nhiên, tôm sú vẫn là loài thủy sản nuôi quan trọng nhất nghề thủy sản Việt Nam, đóng góp tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Mặc dù vậy, ngành nuôi tôm trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn và thách thức như tình hình dịch bệnh, sản phẩm còn mất an toàn thực phẩm do nhiễm hóa chất cấm, nhiều lô hàng bị các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản, Úc từ chối nhập khẩu, người nuôi chưa áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, chưa đầu tư nguồn lực phù hợp…

Hướng tới sản xuất an toàn thực phẩm

Vừa qua, Bộ NNPTNT đã phê duyệt dự án Xây dựng mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh, đảm bảo an toàn thực phẩm. Mục tiêu của dự án là phát triển mô hình nuôi tôm sú bền vững không lạm dụng thuốc kháng sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm, gắn kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị sản phẩm.

Theo dự án, sẽ xây dựng 24 mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh đảm bảo an toàn thực phẩm, quy mô 5ha/mô hình đạt các chỉ tiêu kỹ thuật: Năng suất vùng hạ trên 1 tấn/ha, vùng trung và cao triều năng suất đạt trên 2 tấn/ha; cỡ thu hoạch đạt từ 40 con/kg; tỷ lệ sống trên 60%. Quá trình nuôi theo hướng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới đảm bảo an toàn thực phẩm…

Ông Lê Ngọc Quân (Trung tâm Khuyến nông quốc gia) - chủ nhiệm dự án, cho biết: Mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh, đảm bảo an toàn thực phẩm phù hợp mức đầu tư người dân, mật độ không cao nhưng an toàn dịch bệnh, hiệu quả cao, an toàn thực phẩm. Vì vậy, dự án có tác động lớn đến người dân, khả năng nhân rộng mô hình trong thời gian tới là rất lớn tại các tỉnh tham gia dự án.

Cũng theo ông Quân, kết quả thực tiễn cho thấy, với thời gian nuôi trung bình từ 145-147 ngày, cỡ tôm đạt trung bình khoảng 40 con/kg. Năng suất tôm nuôi ở vùng cao triều đạt trung bình 2,4 tấn/ha, vùng hạ triều 1,56 tấn/ha.

Qua 2 năm triển khai thực hiện dự án, các chỉ tiêu kỹ thuật như năng suất vượt mục tiêu đề ra 1,5 lần. Ngoài ra, ngay từ khi triển khai tại địa phương, mỗi mô hình đều thành lập Ban đánh giá an toàn thực phẩm có đại diện Sở NNPTNT hoặc Chi cục Thủy sản, UBND xã có mô hình, đơn vị thực hiện.

Chia sẻ tại hội thảo, TS Bùi Quang Tề cho rằng: Giải pháp quản lý chất cấm và chống lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm. Vấn đề cấp thiết cần phải nghiên cứu những chất thay thế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu để có thể sản xuất chế phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược bằng công nghệ cao, có độ an toàn sinh học cao, có thể thay thế những loại thuốc và kháng sinh đang được sử dụng hiện nay trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi cá tôm thâm canh, nuôi tôm công nghệ cao.

Nhiều đại biểu cũng cho rằng, hiện nay nghề nuôi tôm nước lợ công nghiệp đang gây sức ép lớn đến môi trường nuôi. Ngoài ra, nghề nuôi tôm cũng đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh bùng phát khắp nơi, giá thành cao, hiệu quả kinh tế thấp bởi có nhiều rủi ro, chất lượng sản phẩm thấp do dự lượng kháng sinh và hóa chất độc hại, tôm xuất khẩu vào các thị trường thế giới còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó, đã và cần có thêm nhiều giải pháp để phát triển nghề nuôi tôm hiệu quả, bền vững ở Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, nhận định: Để nuôi tôm có hiệu quả, nông dân cần lưu ý thiết kế ao đồng bộ, phải có ao lắng, ao chứa, ao nuôi… Nông dân cần lựa chọn con giống đảm bảo, tốt nhất là áp dụng nuôi 2 giai đoạn; phải tạo được thức ăn tự nhiên cho tôm; duy trì vi sinh vật có lợi, trong đó không thể không dùng chế phẩm sinh học; tăng sức đề kháng cho con tôm; quản lý thức ăn, nguồn nước thật tốt.

Theo TS Nguyễn Tấn Sỹ (Trường Đại học Nha Trang), giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học có thể giúp quản lý được chất lượng nước trong suốt vụ nuôi, hạn chế được dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, hạ giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm…

Báo Dân Việt
Đăng ngày 22/11/2018
Chúc Ly
Nông thôn
Bình luận
avatar

Bình Định hỗ trợ hơn 91 tỷ đồng cho các tàu cá trong đợt 2/2024

Vừa qua UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định số 3210 /QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2024 phê duyệt Đợt 02 năm 2024 các tàu cá được hỗ trợ chi phí nhiên liệu chuyến biển theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu Bình Định
• 09:00 16/09/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 12:00 07/09/2024

Một gia đình ở Cần Thơ cưu mang nhiều tấn cá dưới sông

Gia đình anh Dương Anh Tuấn ở phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đang cho ăn, chăm sóc, bảo vệ nhiều tấn cá tự nhiên dưới sông.

Anh Tuấn
• 10:08 30/08/2024

Ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng

Trong vài năm trở lại đây, nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi – Biofloc ngày càng được các hộ dân nuôi trồng thủy sản áp dụng rộng rãi.

Ao nuôi tôm
• 10:10 29/08/2024

Thái Lan: Cuộc chiến với cá rô phi cằm đen xâm lấn

Trong một động thái mạnh mẽ nhằm bảo vệ hệ sinh thái nước ngọt, Thái Lan đã chính thức khởi động chiến dịch diệt trừ cá rô phi cằm đen, một loài cá ngoại lai xâm hại được cho là gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với hệ sinh thái và nền kinh tế thủy sản của quốc gia này.

Cá rô phi
• 20:28 16/09/2024

Khẩn trương phục hồi thủy sản nuôi lồng bè sau mưa, bão

Bão số 3 đã khiến hàng ngàn lồng bè nuôi thủy sản tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng bị thiệt hại nặng nề.

Nuôi lồng bè
• 20:28 16/09/2024

Nuôi trồng thủy sản khắc phục sau bão Yagi

Sau trận bão số 3 vừa qua, các hộ nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh ven biển phía Bắc đã phải chịu thiệt hại nặng nề, đặc biệt là những người nuôi lồng bè trên biển. Do đó, vấn đề khắc phục của ngành thủy sản sau thiên tai được cho là quan trọng nhất. Nhằm giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo tái sản xuất bền vững.

Bão Lagi tàn phá
• 20:28 16/09/2024

Xuất khẩu tôm Ecuador có xu hướng "hạ nhiệt"

Xuất khẩu tôm của Ecuador luôn được xem là một trong những động lực chính thúc đẩy nền kinh tế quốc gia này, khi đất nước trở thành nhà cung cấp tôm lớn nhất thế giới.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:28 16/09/2024

Những biệt tài của “quý cô” cá dơi môi đỏ

Có lẽ trong chúng ta không ít người ngờ rằng dưới thế giới đại dương lại có một sinh vật biển có tính cách điệu đà và vẻ ngoài nổi bần bật như loài cá sở hữu đôi môi đỏ như tô son dưới đây.

Cá dơi môi đỏ
• 20:28 16/09/2024
Some text some message..