Nuôi tôm theo công nghệ SEMI BIOFLOC - Những điều cần chú ý

Nuôi tôm theo công nghệ Semi Biofloc phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng vùng nuôi, trang thiết bị kỹ thuật cơ sở nuôi, trình độ kỹ thuật của người nuôi tôm hiện nay.

Nuôi tôm theo công nghệ SEMI BIOFLOC - Những điều cần chú ý
Hình minh họa. Nguồn Internet

Để thực hiện tốt công nghệ này, người nuôi nên chú ý các khâu sau:

1. Thực hiện đúng, đều đặn các bước trong quy trình. Cho tôm ăn đều đặn “Thức ăn + E.M Trùn” ngày 1 đến 2 lần vào bữa ăn chính, liều lượng 20 – 30 ml/kg thức ăn, định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần bón E.M Trùn để bảo vệ môi trường ao nuôi, liều lượng 2 – 4 lít/1.000 m3, chạy nguồn duy trì Biofloc phát triển. Các chất độc hại NO2-, NH3, H2S ... sẽ được xử lý triệt để dưới tác dụng kép của vi tảo và hệ thống biofloc làm môi trường trong sạch, các chỉ tiêu: pH, ôxy hòa tan ... luôn nằm trong ngưỡng phù hợp làm tôm khỏe mạnh, khó bị nhiễm bệnh, khó bộc phát bệnh ngay cả trường hợp có mầm bệnh trong mô cơ của tôm nuôi.

2. Nếu chạy nguồn không đầy đủ, cho tôm ăn thừa, đáy ao nuôi tuy không có khí độc NH3, nhưng vẫn có thể có NO2-, tôm có thể bị đen mang ... Trong trường hợp này người nuôi tôm không nên xử lý bằng hóa chất vì nó tàn phá môi trường, càng về sau sẽ càng khó nuôi mà cần chạy nguồn đầy đủ, dùng bổ sung các sản phẩm có thành phần chính: Vi khuẩn cố định đạm Nitrosomonas, vi khuẩn Nitơ hóa Ntitrobacter, liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Nếu có khí độc H2S: Dùng bổ sung các sản phẩm có thành phần chính: Vi khuẩn quang hợp, liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Sau đó, lặp lại quy trình sử dụng E.M Trùn, dùng vi khuẩn có lợi trong E.M Trùn ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh tôm, làm sạch môi trường để nuôi tôm bền vững.

3. Trên bề mặt chai E.M Trùn không nên có lớp men màu trắng, đây là nấm men Saccharomyces cerevisiae, khi nấm Saccharomyces cerevisiae phát triển quá mức thì các vi khuẩn cần thiết giúp tôm ăn mạnh, khỏe, không bị nhiễm bệnh như Bacillus subtilis, Lactobacillus sporogenes … sẽ không phát triển được.

4. Dưới đáy chai E.M Trùn nên có một lớp cụm sinh học (biofloc), đây là các vi khuẩn dị dưỡng sinh sản, phát triển kết dính lại với nhau tạo thành.

5. Trường hợp biofloc giảm, nước có màu nâu đỏ: Bón vôi CaCO3 hàng ngày, 5 – 6 ngày, chạy nguồn, liều lượng 20 kg/1.000 m3.

6. Trường hợp Biofloc nổi bọt: Do vi khuẩn dạng sợi phát triển mạnh. Xử lý Calcium peroxide CaO2, liều lượng 10 kg/1.000 m3, sau đó thay nước 5 – 6 ngày. Sau 6 ngày vẫn còn nổi bọt, bón tiếp Calcium peroxide 10 kg/1.000 m3, lặp lại quy trình.

7. Biofloc quá dày: Loại bỏ bớt biofloc bằng cách thay nước.

8. Biofloc giảm, nước có màu xanh lá cây: Cắt tảo lam hoặc tảo lục.

9. Đối với các vùng nuôi rất khó nâng độ kiềm, nếu độ kiềm giảm, bón hỗn hợp     (Soda + Dolomite), liều lượng: (  kg Soda + 3 kg Dolomite)/1.000 m3 đến ( 4 kg Soda + 6 kg Dolomite)/1.000 m3, bón từ từ cho đến khi độ kiềm tăng, pH tăng phù hợp, tôm cứng vỏ, khỏe mạnh, hoạt động bình thường.

Thực hiện quy trình nuôi tôm theo công nghệ Semi Biofloc phù hợp điều kiện cơ sở hạ tầng, trình độ kỹ thuật của người nuôi tôm hiện nay. Nếu vùng nuôi tôm đồng lòng, người nuôi tôm thực hiện đúng, đều đặn, đầy đủ các yêu cầu của quy trình, thực hiện tốt quy chế quản lý cộng đồng vùng nuôi tập trung, chọn giống sạch, thời tiết thuận lợi thì áp dụng công nghệ này chắc chắn sẽ làm môi trường toàn vùng nuôi trong sạch, giúp phát triển nghề nuôi tôm bền vững, hiệu quả, hiệu quả trên từng ao nuôi, trên toàn vùng nuôi, hiệu quả cho đời này và cho cả đời sau.

Trung tâm khuyến nông Phú Yên
Đăng ngày 16/06/2017
KS. Huỳnh Văn Vũ, Trạm KNKN TP Tuy Hòa
Nuôi trồng

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 13:09 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 13:09 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 13:09 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 13:09 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 13:09 19/04/2024