Nuôi tôm thua lỗ, bỏ hồ hoang hóa

Dịch bệnh, thua lỗ triền miên khiến nhiều hộ dân nuôi tôm trên cát, kể cả các công ty phải “chào thua”. Nhiều diện tích ao hồ nuôi tôm trở nên hoang hóa.

ao tôm bị bỏ hoang
Thua lỗ dài dài, không có điều kiện tái nuôi

Dịch bệnh, thua lỗ

Không khí nuôi tôm trên cát ở các vùng ven biển huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) thời điểm này không còn sôi động. Số ao hồ còn hoạt động không nhiều. Các thiết bị máy móc, dàn quạt sục khí… trị giá hàng trăm triệu đồng nằm phơi nắng, phơi mưa… “Cơ sự” này vì tôm nuôi dịch bệnh, thua lỗ triền miên.

Hộ ông Nguyễn Năm ở xã Điền Hương ban đầu nuôi 5 hồ với 1,78 ha. Mấy vụ đầu, có hồ lãi, hồ hòa vốn. Nhưng nhiều vụ nuôi về sau thì lỗ; ước tính đến nay đã lỗ vài tỉ đồng. Không có vốn tái đầu tư sản xuất, lại lo sợ thất thu nên gần đây ông Năm không nuôi tôm nữa.

Nhiều hộ ở xã Điền Hương vẫn còn bám trụ để gỡ gạc, nhưng diện tích ao hồ thả nuôi giảm rất nhiều. “Từ 4 ao nuôi (1,08 ha) nay chỉ còn thả nuôi 1 hồ (0,4ha), ông Trần Dựt chia sẻ. Tương tự nhóm hộ ông Trần Gia Truyền có đến 14 hồ, diện tích 5,54ha, nhưng chỉ vài ao còn hoạt động… Ông Truyền nói: “Nuôi nhiều lỗ càng nhiều. Khó có điều kiện trả nợ nên tôi phải nuôi vài hồ hy vọng gỡ gạc phần nào”. Ông Trần Gia Duy, Phó Chủ tịch UBND xã Điền Hương cho biết, toàn xã có 31 nhóm hộ nuôi tôm với 155 ao hồ (65,44ha), nay chỉ thả nuôi khoảng 44 hồ (11,76ha), còn lại bỏ hoang.

Nuôi tôm trên cát ở xã Điền Hòa cũng rơi vào cảnh tương tự. Các hộ Văn Thanh Liêm, Văn Công Tuyền… đi đầu trong nghề nuôi tôm trên cát cũng rơi vào cảnh lao đao. Hai hộ này có đến 3,5ha bỏ hoang. Ông Hoàng Lộng ở xã Phong Hải đến Điền Hòa thuê hồ nuôi cũng “bỏ của chạy lấy người” từ nhiều năm nay. Phó Chủ tịch UBND xã Điền Hòa-Nguyễn Đăng Phúc chia sẻ: “Số hộ nuôi có lãi rất hiếm. Phần lớn các hộ đều thua lỗ, may ra chỉ hòa vốn. Nợ nần chồng chất nên nhiều hộ không còn mặn mà nghề nuôi tôm. Các nhóm hộ trên địa bàn xã nuôi khoảng 27 hồ (9,7ha), có đến 8 hồ bỏ hoang. Các hồ còn lại có năm thả nuôi, có năm tạm dừng”.

Không chỉ các hộ dân mà cả các công ty lớn cũng “bó tay” với nghề nuôi tôm trên cát. Hầu hết các doanh nghiệp có sự đầu tư khá bài bản, quy mô, mấy vụ đầu đạt năng suất cao, lãi lớn; nhưng về sau liên tiếp xảy ra dịch bệnh, thua lỗ. Công ty cổ phần Trường Sơn đành rao bán tất cả diện tích ao nuôi tôm trên cát ở Phong Điền, nhưng không ai dám “nhảy vào”, đành bỏ hoang từ mấy năm nay. Giám đốc Công ty cổ phần Trường Sơn-Hồ Anh Bảo thú nhận: “Nuôi tôm công nghiệp rất khó, thành công ít, rủi ro nhiều. Nhiều vụ thua lỗ nặng nên công ty không theo đuổi nghề nuôi tôm”. Ngoài công ty này, tại vùng cát huyện Phong Điền còn có nhiều công ty bỏ hoang hồ tôm từ mấy năm nay. Tại vùng cát xã Điền Hương, Công ty Thuận Phước ban đầu nuôi đến 37,7 ha, nay chỉ còn 3 ha; Công ty Thiên An Phú 10 ha chỉ còn nuôi 3 - 4 ha; Công ty CP có đến 80 ha, nay chỉ còn 5 - 6 ha hoạt động; riêng Công ty Haoai gần 49 ha đều bỏ hoang…

Nhiều nguyên nhân?

Có thâm niên hơn 10 năm nuôi tôm trên cát, nhưng anh Nguyễn Doãn ở xã Phong Hải vẫn chưa hiểu rõ đâu là nguyên nhân tôm nuôi dịch bệnh, chậm lớn, kích cỡ tôm nhỏ không đáp ứng yêu cầu. Anh Doãn cho rằng: “Lo ngại trong nuôi tôm là chất lượng giống không đảm bảo. Được sự giới thiệu của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, tôi đến tận các công ty giống có uy tín, trực tiếp chọn giống. Sau khi mua về, giống còn được cơ quan chức năng kiểm dịch, kiểm định chất lượng trước khi thả nuôi. Tuy nhiên, giống được thả chưa đầy 10 ngày, hoặc được chừng hai tháng thì xảy ra dịch bệnh”.

Còn theo kinh nghiệm của ông Trần Duy ở xã Điền Hương: “Thông thường thả nuôi chưa đầy 10 ngày mà tôm xảy ra dịch, chết là do giống kém chất lượng. Còn sau mười ngày trở đi, tôm bị dịch là do thời tiết. Tôm thường xảy ra các bệnh đường ruột, gan, tụy, bệnh đốm trắng… đều chưa có thuốc đặc trị. Người dân chỉ có phòng bệnh bằng cách nuôi đảm bảo các quy trình kỹ thuật, điều kiện môi trường, ao hồ đảm bảo… Còn khi để tôm xảy ra dịch bệnh thì “bó tay”.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh - ông Nguyễn Minh Đức cho rằng, hầu hết các hộ nuôi tôm trên cát đều tự phát, chưa tuân thủ quy hoạch, các quy định, quy trình kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp. Hệ thống kênh mương, thủy lợi, ao xử lý… chưa được đầu tư một cách khoa học. Người dân đều bơm nước biển trực tiếp vào ao nuôi, chưa qua xử lý. Sau khi thu hoạch tôm, nước trong hồ trực tiếp thải ra môi trường, không qua xử lý bằng các loại thuốc, hóa chất theo quy định… Đó là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến ô nhiễm môi trường, tôm nuôi dịch bệnh. Nhiều hộ nôn nóng, khi đưa giống về thả nuôi ngay, không báo với cơ quan chức năng để được kiểm tra, kiểm dịch. Trên địa bàn tỉnh chưa chủ động nguồn giống nên các hộ phải mua ở các tỉnh khác về nuôi, chất lượng giống chưa tốt, dễ xảy ra dịch bệnh.

Giá cả bấp bênh cũng đang là vấn đề khiến người nuôi tôm lo lắng. Có thời điểm giá tôm giảm chỉ còn 90 - 100 ngàn đồng/kg, loại 100 con. Theo tính toán của người dân, với giá này nếu đạt năng suất khá thì có thể hòa vốn. Các hồ đạt 5 - 10 tấn, giá tôm từ 110 - 120 ngàn đồng/kg sẽ lãi từ 40 triệu đến 80 triệu đồng… Chất lượng tôm thấp, kích cỡ nhỏ, dư lượng kháng sinh cao… nên không được các công ty thu mua. Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ nội địa, tại các nhà hàng, khách sạn. Vào các mùa lễ hội, mùa cưới, liên hoan thì giá tôm có tăng, thời điểm còn lại thường cầm chừng và giảm.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, định hướng của ngành trong thời gian đến là tập trung đầu tư hạ tầng nuôi tôm bền vững; tập huấn cho người dân quy trình nuôi tôm sạch theo hướng VietGAP, tăng năng suất, kích cỡ để hướng đến xuất khẩu… UBND tỉnh cũng đã quyết định đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng hạ tầng nuôi tôm trên cát. Riêng tại các xã Điền Hương được đầu tư 59 tỷ đồng, xã Phong Hải khoảng 50 tỷ đồng… để xây dựng hệ thống trạm bơm, kênh mương thủy lợi, ao hồ xử lý môi trường…

Báo Thừa Thiên Huế, 05/01/2016
Đăng ngày 06/01/2016
Hoàng Triều
Nuôi trồng

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 17:09 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 17:09 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 17:09 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 17:09 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 17:09 27/11/2024
Some text some message..