Nuôi tôm trên cát: Giải pháp nào để phát triển bền vững

Hầu hết các hộ nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh, nhất là nuôi tôm trên cát đều xả thẳng nước thải từ hồ nuôi ra môi trường mà không qua bất kỳ hệ thống xử lý nào. Việc làm này gây ra rất nhiều hệ lụy trước mắt, cũng như lâu dài đối với môi trường biển và chính nghề NTTS của người dân.

Nuôi tôm trên cát: Giải pháp nào để phát triển bền vững
Người dân nuôi tôm ở các vùng cát khoan giếng tìm mạch nước ngầm phục vụ nuôi tôm, khiến mực nước ngầm ngày càng suy kiệt.

Vùng biển bãi ngang chạy dọc các xã Đức Minh, Đức Phong, Đức Chánh, Đức Thắng (Mộ Đức) có hàng trăm hộ dân, cùng một số doanh nghiệp nuôi tôm trên cát. Hơn chục năm trước, số lượng hộ nuôi tôm trên cát ở vùng này không nhiều, nhưng những năm gần đây diện tích nuôi tôm ngày càng tăng lên và mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều người dân. Tuy nhiên, điều đáng lo lắng là diện tích ao nuôi tăng, thì những vấn đề về môi trường cũng bắt đầu nảy sinh rất nhiều bất cập.

Theo quan sát của phóng viên, tại những vùng nuôi tôm trên cát dọc bờ biển Mộ Đức không có hệ thống xử lý nước thải nào được đầu tư xây dựng. Với trên 100ha nuôi tôm trên cát, dọc bờ biển ở huyện này có đến hàng nghìn ống xả nước thải từ hồ nuôi tôm được đặt xả thẳng ra biển. Nhiều hộ nuôi tôm cho biết, để có được nguồn nước nuôi tôm đúng chuẩn, họ đặt đường ống hút nước từ biển lên, sau đó pha với nước ngọt được lấy từ các giếng khoan gần đó, rồi đổ vào hồ để nuôi tôm. Khi thấy nguồn nước trong hồ tôm không đảm bảo thì sẽ tiến hành thải trực tiếp ra ngoài biển, mang theo đủ các thành phần từ thức ăn thừa, tạp chất... mà không qua xử lý.

nuôi tôm, nuôi tôm trên cát, mô hình nuôi tôm, nuôi tôm Quảng Ngãi

Nước thải từ các hồ nuôi tôm của người dân ở xã Đức Minh (Mộ Đức) xả thẳng ra môi trường, không qua xử lý.

Việc nuôi tôm trên cát, cũng như NTTS ở các vùng triều khác không có hệ thống xử lý nước thải, là thực trạng chung ở hầu hết các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Tại vịnh Việt Thanh, thuộc vùng biển xã Bình Trị có hàng chục đường ống xả thải của các hộ nuôi tôm ở thôn Phước Thiện (xã Bình Hải) được đặt thẳng ra biển. Nhiều người dân ở đây cho biết, cứ vài ngày, các hộ nuôi tôm lại xả nước thải từ hồ tôm xuống biển.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đỗ Thị Thu Đông: “Quy định có, nhưng khó thực thi”

Năm 2018, tổng diện tích ao hồ thả nuôi thủy sản ước đạt trên 1.480ha, trong đó nuôi tôm 857,6ha. Mặc dù Bộ NN&PTNT đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi nước lợ, điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm, song các hộ dân, doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh ta hầu như chưa tuân thủ những quy định này. Nếu làm đúng quy định, bằng việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải... người nuôi sẽ tốn kém rất nhiều chi phí. Vì thế, khi đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu, thì chắc chắn các hộ nuôi sẽ xem nhẹ việc bảo vệ môi trường. Hiện nay, chưa có chế tài xử lý đối với các trường hợp ao nuôi bị dịch bệnh, chưa qua xử lý đã tự xả thải ra môi trường, dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh trên diện rộng. Kinh phí để thực hiện quan trắc môi trường vùng NTTS cũng chưa được bố trí.

Nhằm góp phần hướng đến nghề nuôi trồng thủy sản mang  tính bền vững, ngành nông nghiệp đã đề xuất UBND tỉnh, Bộ NN&PTNT đề án xử lý nước thải cho các vùng nuôi tôm tập trung. Đơn cử như đối với khu vực nuôi tôm vùng triều xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa), năm 2016, Bộ NN&PTNT đã chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý nguồn nước thải từ vùng NTTS, song đến giờ chủ trương này vẫn chưa được thực hiện. Đối với nuôi tôm ở vùng cát, chúng tôi cũng đã kiến nghị xây dựng khu xử lý nước thải tập trung, các hộ nuôi tôm trên cát sẽ đầu tư đường dẫn, gom chung các chất thải vào đó, xử lý triệt để trước khi đưa ra môi trường bên ngoài. Không có vốn làm đại trà, thì trước mắt làm thí điểm ở một số nơi, nhưng kinh phí vẫn không được bố trí.

Phó Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức Vũ Nhân: “Huyện không khuyến khích nuôi tôm trên cát”

Toàn huyện có khoảng 100ha nuôi tôm trên cát, 10ha nuôi tôm ở vùng triều. Trước đây, trong quy hoạch nuôi trồng phát triển thủy sản của tỉnh, có kế hoạch đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung ở xã Đức Phong, nhưng đến giờ vẫn chưa thấy tỉnh bố trí kinh phí. Nuôi tôm trên cát cần một lượng nước ngầm rất lớn. Suốt trong một thời gian dài, các hộ nuôi tôm khai thác mực nước ngầm quá mức, khiến nước ngầm suy kiệt. Các giếng nước khoan dọc các rừng dương, làm khu vực này bị xâm nhập mặn, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Môi trường vùng nuôi bị biến động không những khiến người nuôi tôm gặp khó, mà tác động xấu đến hệ sinh thái biển, rừng, người dân ở khu vực sống xung quanh. Chính những mặt trái này, huyện không khuyến khích nghề nuôi tôm trên cát. Hiện nay, chúng tôi khuyến khích người dân chuyển sang nuôi ốc hương, hải sâm, chỉ sử dụng nước biển. Năm 2019, tỉnh đã hỗ trợ 6.000m2 nuôi ốc hương, hải sâm cho huyện. Đây là hai loại vật nuôi rất tiềm năng, lại không ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Chủ tịch UBND xã Đức Minh Võ Minh Quang: “Xã không có thẩm quyền xử lý việc xả nước thải nuôi tôm ra môi trường”

Xã Đức Minh có 22ha hồ nuôi tôm trên cát của 29 hộ dân và một doanh nghiệp do xã quản lý. Quy mô nuôi tương đối nhỏ lẻ, nên không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước được lấy vào hồ nuôi cũng nằm ngay vị trí xả thải. Có nhiều vụ tôm chết, nhưng chúng tôi không thể biết nguyên nhân từ đâu. Thực tế, việc các hộ nuôi không đầu tư hệ thống xử lý mà xả thải trực tiếp ra môi trường là rất bất cập, song chúng tôi không có thẩm quyền xử lý. Ai cũng muốn phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững, nhưng với năng lực tài chính hạn hẹp, nhiều hộ phải đi vay tiền để nuôi tôm, thì khó có thể đảm bảo thực hiện các quy định về môi trường.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, ở thôn Minh Tân Nam, xã Đức Minh (Mộ Đức): “Nuôi nhỏ lẻ nên không đầu tư hệ thống xả nước thải”

Gia đình tôi có 4.000m2 nuôi tôm trên cát. Không chỉ riêng tôi mà tất cả người dân, doanh nghiệp nuôi tôm ở đây đều xả thẳng nước thải từ hồ tôm ra biển mà không hề qua xử lý.

Chúng tôi đều thuê đất gần vùng biển bãi ngang để nuôi tôm, theo kiểu nhỏ lẻ, nếu phải đầu tư thêm hệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy định, thì sẽ tốn thêm rất nhiều chi phí.

Anh Dương Văn Quý, ở xã Bình Hải (Bình Sơn): “Phải xử lý hộ xả thải, vì lợi ích chung”

Vịnh Việt Thanh (xã Bình Trị) không chỉ là địa điểm du lịch lý tưởng mà còn là khu vực chúng tôi đánh bắt cá mưu sinh hằng ngày. Việc các hộ nuôi tôm xả nước thải kéo dài nhiều năm qua gây ô nhiễm môi trường ở vùng biển này là một trong những nguyên nhân làm thủy sản ven bờ đang dần suy giảm.

Chúng tôi mong chính quyền xử lý rốt ráo, không để các hộ nuôi tôm vì lợi ích trước mắt của mình mà gây ảnh hưởng đến cộng đồng.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 06/05/2019
Ngọc Viên
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 17:18 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 17:18 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 17:18 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 17:18 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 17:18 22/11/2024
Some text some message..