Nuôi tôm tuần hoàn nước

Trong bối cảnh thế giới ngày một phát triển mạnh mẽ nói chung và với ngành thủy sản nói riêng, đứng trước thực trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước,…để việc nuôi tôm đạt hiệu quả, năng suất cao, chất lượng con giống được đảm bảo, nhiều hộ nuôi và doanh nghiệp đã tiến hành áp dụng các kỹ thuật, công nghệ tuần hoàn nhằm tái sử dụng nguồn nước.

Nuôi tôm
Mô hình này gồm 3 bước lọc tuần hoàn chính: hệ thống lọc trống, hệ thống xử lý bằng đèn UV, hệ thống lọc sinh học theo công nghệ MBBR

Công nghệ tuần hoàn nước

Nổi bật và phổ biến nhất phải nhắc đến mô hình tuần hoàn trong nuôi tôm RAS (Recirculating Aquaculture System) được nghiên cứu, ứng dụng tại Hà Lan, Trung Quốc, Na Uy và nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó có Việt Nam. 

Hiện RAS đã được cải tiến, áp dụng tại các trại sản xuất giống và nuôi thâm canh các loài thủy sản nước ngọt, lợ, mặn nói chung và tôm nói riêng. Bao gồm 2 hệ thống: nước một phần (10 - 70% lượng nước tuần hoàn/ngày) và nước hoàn toàn (thay ít hơn 10% lượng nước/ngày).

Công nghệ RAS thường được sử dụng khi: nguồn nước mới cần để cung cấp cho ao bị hạn chế hoặc giá thành cao, nguy cơ nguồn nước đi vào gây ô nhiễm hoặc nhiễm bệnh cao, công suất xử lý nước thải bị giới hạn, hoặc khi nhà quản lý muốn kiểm soát chặt chẽ về chất lượng nước và nhiệt độ trong hệ thống nuôi.

Những hệ thống như vậy thường có đặc điểm làm tăng độ phức tạp về kĩ thuật, tăng chi phí đầu tư và trong 1 số trường hợp, tăng cả chi phí vận hành.

Tuy nhiên, hệ thống RAS cho phép điều kiện nuôi cấy được tối ưu hóa quanh năm và hoàn toàn độc lập với các biến động về chất lượng nguồn nước và nhiệt độ môi trường xung quanh, vì vậy, tốc độ tăng trưởng của vật nuôi có thể gia tăng giúp nuôi nhiều hơn hoặc đạt kích thước lớn hơn trong cùng 1 khoảng thời gian. Nếu hệ thống được thiết kế tốt, những lợi ích thu được từ sản phẩm sẽ lớn hơn phần chi phí tăng thêm dẫn đến việc hạ thấp được chi phí sản xuất cuối cùng.

Tiếp đến là mô hình nuôi tôm siêu thâm canh không thay nước trong nhà kính, đây là  mô hình không quá mới nhưng đến nay vẫn được ưa chuộng nhờ đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững, ít dịch bệnh. Mô hình này không chỉ sản xuất, cung ứng nguồn tôm sạch ra thị trường mà còn hạn chế nguồn nước thải ra môi trường.

Nhá tômNuôi tôm tuần hoàn nước giúp tôm ít nhiễm bệnh, mau lớn, hạn chế rủi ro

Theo đó, tôm được nuôi trong mô hình nhà kính tiệt trùng với nhiều thiết bị công nghệ hiện đại. Bên trong nhà kính, các ao nuôi sẽ được lót bạt dưới đáy, nguồn nước mặn được xử lý bằng ao lắng trước khi đưa vào ao nuôi.

So với RAS thì mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính sẽ giúp kiểm soát được lượng thức ăn của tôm bằng công nghệ cho ăn tự động. Với công nghệ này, thức ăn thừa và chất thải được loại bỏ đáng kể, lượng nước còn lại được đưa qua giàn tia cực tím nhằm diệt khuẩn và đưa trở lại ao tôm. Nguồn nước có thể tái sử dụng đến 10 năm, hạn chế lượng lớn nước thải ra môi trường.

Giúp tôm mau lớn, ít bệnh

Ông Lê Anh Xuân, tổng giám đốc Công ty TNHH công nghệ sinh học Trúc Anh (xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu) giới thiệu về những ao nước được bố trí theo hình dích dắc, ông cho biết đây là mô hình nuôi mới theo hướng tuần hoàn nước, hầu như không dùng nước bên ngoài, đã giúp tôm lớn nhanh hơn so với cách nuôi thông thường.

Để thực hiện mô hình này, công ty dành một khoảng nhỏ đất làm nơi gom nước thải về rồi xử lý (lọc qua các lớp lưới và qua một lớp lọc sinh học), bơm nước đã xử lý lần lượt qua các ao lắng được thiết kế theo kiểu dích dắc nhằm đảm bảo nước được lọc sạch hoàn toàn, trước khi đưa qua ao thứ năm rồi bơm ngược trở lại ao nuôi.

Do kiểm soát tốt nguồn ô nhiễm nên cả giai đoạn nuôi tôm từ nhỏ tới trưởng thành không phải sử dụng kháng sinh cho tôm, cũng không tốn tiền mua hóa chất xử lý nước nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Ông Xuân còn chia sẻ thêm "Không dùng kháng sinh nên các bệnh trắng gan, trống ruột, mất tụy trên con tôm đều không có. Mô hình nuôi này cũng chỉ thay nước chưa tới 5% mỗi ngày, thay vì phải thay 20 - 30% nước như cách thông thường".

Với hộ ông Phạm Văn Chu, diện tích nuôi 6ha cũng đầu tư theo mô hình tuần hoàn nước nhưng đơn giản hơn. Ông chỉ bố trí một khoảng đất giữa khu vực nuôi làm hồ chứa nước thải để lọc qua nhiều lớp lưới rồi đưa về ao lắng chờ bơm về các ao nuôi. Phần nước sẽ được đưa ra một ao lắng khác, thả nuôi cá để lọc nước tự nhiên một lần nữa mới đưa ra môi trường, nước gần như sạch hoàn toàn. ông Chu cho biết cách nuôi này không tốn chi phí nhiều mà tôm cũng không bị bệnh trong suốt quá trình nuôi.

Tiết kiệm chi phí do ít thay nước

Thông tin từ lãnh đạo Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, mô hình nuôi tôm theo hướng tuần hoàn nước như trên chiếm lượng lớn ở Bạc Liêu với mức khoảng 80% số hộ nuôi, tình trạng nuôi tôm rồi xả thải trực tiếp ra kênh rạch hầu như không còn nên tỉ lệ thành công của nuôi tôm siêu thâm canh đạt hơn 80%. Đặc biệt, loại tôm cỡ 20 con/kg đang rất phổ biến trong dân.

Không nuôi theo mô hình tuần hoàn nước nhưng nhiều doanh nghiệp tại Sóc Trăng triển khai mô hình nuôi tôm ứng dụng kỹ thuật mới, đạt hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Ông Nguyễn Đình Đường, phó giám đốc Công ty TNHH công nghệ cao Phú Nguyên (Công ty Phú Nguyên) - đơn vị đã và đang thả nuôi 10 ao với diện tích 1.000 m2/ao, cho biết công ty chọn giải pháp nuôi tôm ít thay nước thông qua việc ứng dụng kỹ thuật, tự sản xuất men vi sinh.

Do đó dù khu vực nuôi tôm cách xa kênh trục, việc lấy nước nuôi tôm có khó khăn cũng không ảnh hưởng đến con tôm. Trước vụ thả nuôi, những kỹ sư của công ty lấy nước vào các ao lắng, sau đó xử lý rồi mới cấp vào ao nuôi. Ông Đường chia sẻ, "Trong quá trình nuôi, chúng tôi không cần thay nước nhiều, không xử lý hóa chất, cũng không diệt khuẩn mà chỉ dùng men để ức chế khuẩn làm sạch nước, vừa giảm thiểu rủi ro vừa bảo vệ môi trường".

Đăng ngày 11/02/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:55 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 10:55 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 10:55 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:55 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:55 27/11/2024
Some text some message..