Nuôi tôm vụ 2 và những điều cần lưu ý

Để nuôi vụ tiếp theo đạt được kết quả thắng lợi như mong đợi, hạn chế tối đa rủi ro do thời tiết và dịch bệnh gây ra, các chủ hộ nuôi tôm cần lưu ý một số điều sau.

Bón vôi ao nuôi tôm

Cần cải tạo ao kỹ trước vụ nuôi mới - Ảnh: Thanh Nhã

1. Trước khi thả giống

Cần cải tạo lại ao; bón vôi; xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi đúng theo quy trình kỹ thuật và lịch thời vụ của các cơ quan Chi cục Nuôi trồng Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư... đã khuyến cáo. Và thời gian cải tạo ao lại phải tối thiểu 30 ngày mới được thả nuôi tiếp.

Đối với những ao nuôi vụ trước đã bị dịch bệnh, nên đưa nước ngọt vào ngâm nhằm làm thay đổi môi trường trong ao nuôi, hạn chế được dịch bệnh, thời gian xử lý ao 15 - 20 ngày. Sau đó xử lý nước nuôi bằng Chlorin nồng độ 25 - 30 ppm (tức 25 - 30g/m3), thời gian xử lý sau 7 - 10 ngày mới được gây màu nước.

Theo dõi tình hình dịch bệnh trên địa bàn và các vùng nuôi lân cận, khi thấy ổn định mới được tiến hành thả giống.

Đối với những hộ nuôi tôm không đủ điều kiện kỹ thuật, kinh tế để tiếp tục nuôi tôm vụ 2 thì có thể thả một số đối tượng khác như cá rô phi đơn tính, cá vược, cá dìa... nhằm cải tạo môi trường, hạn chế được dịch bệnh trên tôm năm nuôi tiếp theo.               

2. Thả giống

Chọn tôm giống có thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng, trước khi thả nuôi phải được kiểm tra chất lượng và có giấy chứng nhận kiểm dịch.

Trước khi thả tôm cần kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, độ mặn... giữa trại giống và ao nuôi. Nếu có sự khác biệt phải điều chỉnh để tránh sốc cho đàn giống.

Tránh thả tôm khi trời nắng, nhiệt độ nước cao hoặc khi trời mưa. Nên thả giống mật độ thưa hơn chính vụ. Cụ thể 50 - 60 con/m2 đối với tôm thẻ chân trắng và 10 - 15 con/m2 đối với tôm sú.

3. Khi đã thả giống

Các hộ nuôi phải thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi. Chú ý đến các yếu tố hay bị biến động như nhiệt độ, ôxy, pH... để điều khiển các yếu tố này nằm trong khoảng thích hợp với tôm nuôi và khoảng dao động cho phép, không gây sốc đối với tôm.

Nếu kiểm tra thấy yếu tố pH giảm: Dùng vôi bột CaCO3 hoặc Dolomite để nâng pH liều lượng 20 - 30 kg/1.000m3 nước, nếu xuống quá thấp dùng vôi nung CaO, liều lượng: 15 - 2 kg/1.000m3. Trường hợp pH tăng: Tốt nhất là nên thay nước hoặc dùng đường, liều lượng 1,5 - 2 kg/1000 m3 nước.

Thực hiện các biện pháp ổn định nhiệt độ như nâng cao và duy trì mực nước trong ao nuôi từ 1,2 - 1,4m; hạn chế thay nước; rải vôi xung quanh bờ ao ngăn chặn các vật chủ trung gian từ bên ngoài vào ao nuôi.

Nên sử dụng chế phẩm sinh học, vôi nông nghiệp (CaCO3) hoặc vôi Dolomit (CaMg(CO3)2) làm ổn định môi trường nước với định kỳ: Dolomit + Canxi, liều lượng 300 - 400 kg/ha/tuần. Đồng thời bổ sung Vitamin C và khoáng chất vào thức ăn tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.

Ngày nuôi thứ 40 nên tiến hành xi phông hoặc xả đáy. Ngày nuôi từ thứ 50 trở đi tiến hành dùng hoá chất khử các loại khí độc như NH3, CH4.

Tôm nuôi đạt kích cỡ 120 con/kg có thể tiến hành cấp thay nước. Nước cấp vào ao phải qua xử lý hóa chất Chlorin để đảm bảo chất lượng nước trong ao nuôi. Thay 15 - 20% lượng nước trong ao (Kiểm tra sức khoẻ con tôm trước khi thay và kiểm tra môi trường nước trước khi cho vào ao). 

>> Các hộ nuôi cần theo dõi thông báo kết quả quan trắc môi trường của Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản và tình hình dịch bệnh tôm của các vùng lân cận để có biện pháp xử lý phòng bệnh kịp thời. Mặt khác, thường xuyên theo dõi diễn biến khí hậu, thời tiết để chủ động có các biện pháp can thiệp kịp thời sự biến động môi trường.               

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 13/07/2012
Hoàng Thị Thanh (Trung tâm Khuyến Nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh)
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 11:09 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 11:09 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 11:09 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 11:09 19/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 11:09 19/12/2024
Some text some message..