Nuôi trồng thủy sản áp dụng VietGAP: Tạo thuận lợi cho nông dân

Áp dụng VietGAP thì cơ sở nuôi, nông dân, người tiêu dùng, cơ sở chế biến, cộng đồng xã hội được lợi gì trong nuôi trồng thủy sản? VietGAP có phải là xu thế tất yếu của nuôi trồng thủy sản bền vững?

ap dung vietgap
Áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, doanh nghiệp. Ảnh: Internet

Đó là hai trong số những câu hỏi “nóng” được các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản giải đáp tại buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “An toàn thủy sản và xu thế áp dụng VietGAP” do Báo NTNN/điện tử Dân Việt tổ chức ngày 28.12 tại Hà Nội.

Người chăn nuôi được lợi gì từ VietGAP?

Năm 2016, mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 7,3 tỷ USD, trong đó có đóng góp của lĩnh vực nuôi trồng, nhưng có một thực tế là ngành thủy sản đang phải đối mặt với hàng chục tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau, từ các tổ chức phi chính phủ cũng như tổ chức quốc tế. Mỗi tiêu chuẩn lại chỉ có phạm vi công nhận trong một vài quốc gia đang trở thành băn khoăn cho nhiều người nuôi, cơ sở chế biến, doanh nghiệp cũng như nhà phân phối, bán lẻ.

Nhận thấy điều đó, Bộ NNPTNT đã ban hành quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (tiếng Anh là Vietnamese Good Aquaculture Practices) nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm thiểu bệnh dịch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hiện VietGAP đang được khuyến khích áp dụng và sẽ tiến tới có thể bắt buộc.

Chia sẻ về lợi ích của việc áp dục VietGAP trong chăn nuôi, ông Phạm Văn Thịnh - Giám đốc Chuỗi cá sạch Sông Đà - Cường Thịnh Fish cho biết, cơ sở của ông mới bắt đầu đầu tư nuôi thuỷ sản theo VietGAP được hơn một năm nay. “Chúng tôi được Chi cục Quản lý nông lâm thuỷ sản Hoà Bình, Sở NNPTNT Hoà Bình hỗ trợ từ chính sách tới quy trình để đảm bảo hoàn thành được theo đúng quy trình” - ông Thịnh cho biết.

Ông Thịnh cho biết thêm, từ khi áp dụng VietGAP, Cường Thịnh Fish có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nhất là cung cấp vào các chuỗi thực phẩm sạch và phục vụ người tiêu dùng có thu nhập khá, có nhu cầu, muốn được sử dụng các sản phẩm an toàn.

Tương tự, ông Đào Ngọc Nam – Tổng Giám đốc Chuỗi thực phẩm sạch An Việt Food – đơn vị chuyên phân phối giống nông thủy sản sạch và an toàn cho biết, để sản phẩm trong hệ thống chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm An Việt Food đều được nuôi trồng theo quy trình VietGAP, người chăn nuôi phải tuân thủ nhiều quy trình khác với thông thường nên chi phí có phần cao hơn. “Trong hệ thống của chúng tôi, các sản phẩm VietGAP đắt hơn. Hiện nay, chúng tôi đang cố gắng đầu tư trên quy mô lớn để giảm giá thành sản phẩm” – ông Nam nói.

Ông Nam cho biết thêm, hệ thống chuỗi thực phẩm sạch An Việt Food đang hướng tới chuỗi quy trình khép kín trong sản xuất, cung ứng các sản phẩm an toàn.

Đăng ký VietGAP có khó không?

Ông Nguyễn Tử Cương –Trưởng ban Phát triển Thủy sản bền vững (Hội Nghề cá Việt Nam) cho biết: “Để người nuôi và cơ sở chế biến không phải tốn chi phí thực hiện và chi phí đánh giá của quá nhiều giấy chứng nhận VietGAP trong chăn nuôi thủy sản, điều quan trọng nhất là các quốc gia nuôi, trồng và xuất khẩu thủy sản cần phải tuyên truyền và quảng bá nội dung và lợi ích của "GAP" do quốc gia đang thực hiện để các quốc gia nhập khẩu, các nhà bán lẻ  và đặc biệt là người tiêu dùng thủy sản công nhận”.

Bà Nguyễn Thị Băng Tâm - chuyên gia Vụ Nuôi trồng thủy sản – Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, Tổng cục Thủy sản đã hỗ trợ triển khai một vài chuỗi. “Sau khi Bộ NNPTNT ban hành Thông tư 48/TT-BNNPTNT ngày 26.9.2012 quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, Tổng cục Thủy sản đã xây dựng website vietgap.tongcucthuysan.gov.vn để quản lý toàn bộ chương trình này. Mã số chứng nhận VietGAP được cấp tự động một cách công khai, minh bạch trên website này. Tính đến 28.12.2016, có hơn 200 giấy chứng nhận VietGAP thủy sản đã được cấp cho khoảng 300 cơ sở nuôi. Khách hàng, người tiêu dùng, chuyên gia đánh giá, cán bộ quản lý thủy sản hoặc bất kỳ ai quan tâm đều có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm trên website này” - bà Tâm cho biết. 

Chi phí chứng nhận VietGAP thủy sản

Một số bạn đọc hỏi, chi phí cấp giấy chứng nhận VietGAP là bao nhiêu, có tốn kém không? Bà Nguyễn Thị Băng Tâm cho biết: Chi phí đánh giá, cấp chứng nhận VietGAP mà cơ sở nuôi phải trả, bao gồm: Chi phí cho chuyên gia đánh giá; chi phí hành chính; chi phí đánh giá, chứng nhận VietGAP do cơ sở nuôi thỏa thuận với Tổ chức chứng nhận dựa trên biểu phí, cách tính phí do Tổ chức chứng nhận xây dựng và công bố công khai. 

Báo Dân Việt, 29/12/2016
Đăng ngày 30/12/2016
San Nguyễn
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 10:00 01/06/2023

Tiết lộ 12 lợi ích sinh thái tiềm năng của nuôi trồng thủy sản

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng: “Nuôi trồng thủy sản là một trong những nguyên nhân gây đe dọa đến hệ sinh thái”. Tuy nhiên, nếu biết cách chúng ta cũng có thể tận dụng nuôi trồng thủy sản như một công cụ để làm chậm hoặc ngăn chặn và khôi phục các hệ sinh thái đã mất dần trong các thế kỷ qua.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:42 31/05/2023

Khởi nghiệp nuôi cá đặc sản tại huyện biên giới cho thu nhập cao

Mô hình khởi nghiệp nuôi cá lăng, cá chạch ao của anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá heo
• 14:02 30/05/2023

Chất lượng ao nuôi tôm bị suy giảm do đâu?

Chất lượng ao nuôi tác động lớn đến sự tăng trưởng của con tôm. Vậy, nếu chất lượng ao nuôi tôm bị suy giảm do đâu? Tép Bạc sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 10:45 29/05/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 17:10 01/06/2023

Kiêng tôm khi bị ho?

Người bị ho nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình một số nhóm thực phẩm giàu vitamin, kháng viêm. Việc kiêng một số loại hải sản như tôm là chưa có căn cứ khoa học.

Lột vỏ tôm
• 17:10 01/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 17:10 01/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 17:10 01/06/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 17:10 01/06/2023