Nuôi tu hài trắng tay

Năm nay người nuôi thiệt hại hàng tỷ đồng vì tu hài chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Biểu hiện cũng tương tự như mọi năm đó là sưng vòi, bỏ ăn rồi lăn đùng ra chết.

tu hài
Ông Thắng cho biết 2 vụ vừa qua nuôi tu hài đều bị chết

Phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) là địa phương từng có phong trào nuôi tu hài rất mạnh nhưng chỉ còn 11 hộ đang cầm cự nuôi. Nguyên nhân do dịch bệnh triền miên, môi trường nước ô nhiễm, con giống không đảm bảo...

Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Nghĩa cho biết: “Năm nay người nuôi thiệt hại hàng tỷ đồng vì tu hài chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Biểu hiện cũng tương tự như mọi năm đó là sưng vòi, bỏ ăn rồi lăn đùng ra chết”.

Khảo sát vùng nuôi tu hài rộng hàng chục ha ở khu vực cầu Long Biên cho thấy nhiều bè nuôi đang dọn rổ không nuôi nữa. Gia đình ông Thắng là hộ nuôi tu hài nhiều nhất và cũng nằm trong danh sách bị thiệt hại nặng.

Ông Thắng than vãn: “Năm nay gia đình tôi thả 2 vụ đều trắng tay thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Vụ chính bắt đầu từ tháng giêng, tôi thả 2.500 rổ, với giá đầu tư 50.000 đồng/rổ, nuôi được 20 ngày thì tu hài chết sạch; còn vụ thứ 2 bắt đầu tháng 5, tôi đang ương 15 vạn giống, chưa chuẩn bị ra rổ thì đã chết. Gia đình đã dọn sạch rổ không nuôi nữa”.

Cách hộ nuôi ông Thắng không xa, gia đình ông Nguyễn Xuân Quyên, tổ dân phố Mỹ Ca cũng thiệt hại trên 100 triệu đồng vì tu hài chết. Gặp chúng tôi ông Quyên buồn bã nói: “Hai năm nay vốn liếng gia đình tôi cứ đội nón ra đi do nuôi tu hài liên tục thất bại.

Như vụ năm nay tôi thả 2 đợt trên 2.000 rổ, với giá đầu tư 60.000 đồng/rổ, thế nhưng nuôi chưa đầy 1 tháng thì tu hài chết sạch. Hiện gia đình tôi đã kiệt quệ nguồn vốn nên chẳng đầu tư nuôi nữa”.

Nhiều hộ nuôi tu hài cho hay, những năm trước việc nuôi tu hài rất thuận lợi, có lợi nhuận cao. Cứ mỗi rổ khi thu hoạch đều cho sản lượng trên 1 kg tu hài thương phẩm, sau khi trừ chi phí người nuôi lãi hơn 1/2 ở vụ đầu và có mức lãi cao hơn ở vụ sau, vì không tốn chí phí đầu tư rổ nuôi như vụ đầu.

Tuy nhiên kể từ năm 2012 trở lại đây, việc nuôi đối tượng này liên tục thua lỗ, vì dịch bệnh khiến tu hài chết hàng loạt. Nguyên nhân chính thì họ vẫn cho rằng do nguồn nước ô nhiễm.

Trao đổi với PV NNVN, ông Huỳnh Kim Khánh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản Khánh Hòa cho biết: "Nguyên nhân tu hài chết hàng loạt thời gian qua là do thả nuôi ở bãi có biên độ triều thấp, trong khi đó thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo mưa trái mùa giúp vi khuẩn phát triển mạnh.

Mặt khác, chất lượng con giống thả nuôi hiện nay cũng không đảm bảo như trước đây, bởi các trại SX giống sử dụng bố mẹ tu hài ở đời F1, F2 cho đẻ cho nên sức đề kháng con giống kém".

Cũng theo ông Khánh, để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất người dân nên chọn bãi thả nuôi có biên độ triều cao trên 1m nước, nơi có dòng chảy mạnh và thả với mật độ thưa; chọn mua giống ở các cơ sở SX có uy tín và giống bố mẹ được khai thác trong tự nhiên để cho đẻ.

Do tu hài chết nhiều khiến nguồn cung khan hiếm. Hiện giá tu hài thương phẩm tại Khánh Hòa ở mức cao, từ 350.000 - 380.000 đ/kg, tăng từ 50.000 - 100.000 đ/kg so với năm ngoái.

Báo Nông Nghiệp VN, 22/05/2014
Đăng ngày 23/05/2014
Kim Sơ
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 17:01 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 17:01 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 17:01 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 17:01 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 17:01 25/11/2024
Some text some message..