Nuôi vỗ cua gạch thành cua ôm trứng ở Cà Mau

Ngành cua Cà Mau đang từng bước khẳng định vị thế, trở thành đối tượng nuôi chủ lực thứ hai của địa phương, chỉ đứng sau con tôm.

Cua gạch
Cua gạch. Ảnh: tintuconline

Nghề nuôi cua biển của Cà Mau có nhiều điểm khác biệt bởi điều kiện tự nhiên riêng biệt, kéo theo thổ nhưỡng, nguồn nước cũng phù hợp với điều kiện phát triển của con cua.  

Một lợi thế mà ít địa phương nào có được nữa là rừng ngập mặn với diện tích hơn 80.000ha… điều này đã góp phần tạo nên sản phẩm có chất lượng được đánh giá là ngon nhất của của nước.  

Với vị thế đã được khẳng định, cua Cà Mau đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý, tạo ra cơ sở pháp lý và công cụ để Cà Mau tăng cường việc quản lý, kiểm soát và quảng bá thương hiệu sản phẩm, khẳng định thương hiệu với thị trường trong và ngoài nước, góp phần nâng cao giá trị kinh tế địa phương.  

Điển hình nhất phải kể đến huyện Năm Căn, địa phương từ lâu luôn được xem là “thủ phủ” của cua biển tại Cà Mau. Chất lượng cua thương phẩm luôn được thị trường đánh giá cao. Thương hiệu “Cua Năm Căn - Cà Mau” đã được khẳng định, vị thế của sản phẩm nhờ đó mà được nâng lên, mang lại thu nhập ổn định cho người nuôi cua địa phương.  

Bên cạnh đó, nghề sản xuất giống cua cũng khá phát triển ở Cà Mau. Việc sản xuất cua giống góp phần giúp cho người nuôi chủ động được nguồn giống thả nuôi và hạn chế việc khai thác con cua giống ngoài tự nhiên.  

Trong sản xuất cua giống thì việc nuôi vỗ cua gạch thành cua ôm trứng cũng là một khâu rất quan trọng. Phần lớn các trang trại sản xuất cua giống ở Cà Mau cũng như ở các địa phương khác đều phải mua cua mang trứng về để ấp nở và ương thành cua giống. Do đó, một số ít cơ sở sẽ đảm nhận khâu nuôi vỗ cua mẹ (cua gạch) cho đẻ và bán lại cho các cơ sở sản xuất giống.  

Cua gạchThay vì nuôi ở trong ao, cua gạch được nuôi vào thùng có sục khí. Ảnh: nongnghiepcamau.vn

Trước đây với nhu cầu cua giống không nhiều chủ yếu nguồn giống bắt từ tự nhiên, các cơ sở sản xuất giống tương đối ít nên phần lớn cua mang trứng cũng được bắt từ tự nhiên.  

Nhưng hiện nay nhu cầu con giống tăng, dẫn đến nhu cầu mua cua mẹ mang trứng càng lớn, điều này giúp cho người nuôi vỗ cua gạch thành cua mang trứng có thêm thu nhập ổn định.  

Cua gạch là những con cua cái được thu mua tuyển chọn từ các thương lái mua cua trực tiếp từ hộ nuôi (vào các ngày 15 hay 30 âm lịch hàng tháng). Những con cua cái này phải được lựa chọn thật kỹ về độ đầy của gạch, đồng thời cua có khối lượng tối thiểu khoảng 450g trở lên, khỏe mạnh và đầy đủ phụ bộ. Cua càng đầy gạch thì quá trình nuôi vỗ thành cua mang trứng càng nhanh. Việc lựa chọn này cũng tương đối dễ dàng, tỷ lệ chọn được cua gạch làm cua nuôi vỗ từ 50-70%. 

Sau khi thu mua cua về thì những con cua này sẽ được chà rửa sạch và bố trí mỗi con cua gạch vào 1 thùng, có sục khí. Những con cua này được cho ăn sò, ốc mượn hồn, hàu, chem chép, móng tay,…  

Ở giai đoạn này cua gạch cần thức ăn có nhiều đạm và các acid béo để phát triển trứng. Đặc biệt nuôi vỗ cua mẹ cần phải tiến hành cắt mắt cua, việc cắt mắt cua giúp cho buồng trứng nhanh chín và chín đồng loạt, lưu ý chỉ thực hiện ở 1 bên mắt cua. Thông thường thay nước 100% khi nuôi vỗ cua gạch, chiều cho ăn, sáng thay nước.  

Cua gạch nuôiTrứng cua bám vàng phần yếm sau khi đã ốp được coi là đạt chuẩn. Ảnh: vnexpress.net 

Ngoài ra, định kỳ quan sát sự đầy gạch của cua và quan sát biểu hiện cua để biết cua đến giai đoạn đẻ. Có thể nuôi từ 10-20 ngày thì cua đẻ. 

Khi cua có dấu hiệu đẻ thì chuyển cua sang thùng khác có phủ 1 lớp cát (ổ cát), điều này tạo môi trường giống như ngoài tự nhiên để cua đẻ tốt hơn. Sau khi cua đẻ thì chuyển cua vào thùng mới. Trứng cua mới đẻ có màu vàng (ngày 1 đến ngày 4), ngày 5 đến ngày 8 trứng cua chuyển sang màu xám và từ 9 đến 12 ngày trứng cua chuyển thành màu đen, giai đoạn này thì trứng cua sắp nở. Trong quá trình nuôi chăm sóc vẫn đảm bảo khu vực nuôi, nước nuôi sạch tránh nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm vi nấm, vì ở giai đoạn này trứng dễ bị nhiễm bệnh dẫn đến tỷ lệ trứng nở giảm. 

Tùy vào cơ sở sản xuất giống mà chọn mua cua ôm trứng ở giai đoạn nào. Mỗi con cua mẹ mang trứng có thể cho nở ra trung bình khoảng 1,5-2 triệu ấu trùng. Cua ôm trứng có thể bán giá dao động tùy thuộc vào các tỉnh xa hay lân cận. Không cần đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, nguồn vốn, nhưng tỷ lệ thành công cao, đây là những lợi thế mà mô hình nuôi vỗ cua gạch thành cua ôm trứng. 

Đăng ngày 11/04/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Làm tối môi trường nuôi có giúp tăng sắc tố tôm?

Màu sắc tôm rất quan trọng, cả về mặt chất lượng cảm quan và giá trị thương phẩm. Màu sắc tôm tươi ngon, đặc trưng của từng loài giúp người tiêu dùng nhận biết và đánh giá chất lượng sản phẩm. Ở một số quốc gia, màu sắc tôm thường được dùng để phân loại và định giá tôm chất lượng cao.

Tôm luộc
• 10:41 19/06/2025

Sai lầm thường gặp khi xử lý pH ruột tôm

Một trong những chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa là pH ruột tôm. Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp phải không ít sai lầm khi xử lý vấn đề này, dẫn đến hậu quả như tôm chậm lớn, kém ăn, thậm chí bùng phát dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 11:27 18/06/2025

Giảm tỷ lệ hao hụt khi thả ếch giống

Nghề nuôi ếch dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi không tốn nhiều vốn lại cho thu nhập khá cao, thời gian nuôi ngắn, phù hợp nuôi hình thức nông hộ. Tuy nhiên, để nuôi ếch hiệu quả không chỉ đơn giản là cho ăn hàng ngày mà cần có kỹ thuật phù hợp để hạn chế hao hụt. Tình trạng hao hụt thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức ăn chưa phù hợp, cách chăm sóc chưa đúng,... Việc hiểu rõ về kỹ thuật nuôi và sản xuất giống đúng cách là yếu tố quan trọng giúp vụ nuôi thành công.

Ếch
• 09:47 16/06/2025

Cung cấp gì cho tôm để hỗ trợ hấp thu tốt?

Hiệu quả hấp thu dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), nâng cao sức khỏe tôm và từ đó gia tăng lợi nhuận cho người nuôi. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của tôm rất nhạy cảm với biến động môi trường, khẩu phần ăn và mầm bệnh. Do đó, việc hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất là một yếu tố quan trọng mà người nuôi cần đặc biệt quan tâm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:27 12/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 01:17 20/06/2025

Loại cá mờm cơm: Từ món ăn bình dân đến đặc sản xuất khẩu

Tại những làng chài ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, cá mờm cơm từ lâu đã là món ăn dân dã, gắn bó với đời sống ngư dân. Ít ai ngờ rằng, loài cá nhỏ bé này đang từng bước trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu. Hành trình từ bữa cơm gia đình đến bàn tiệc quốc tế của cá mờm cơm là một câu chuyện đầy thú vị về tiềm năng biển cả Việt Nam.

Cá mờm cơm
• 01:17 20/06/2025

Làm tối môi trường nuôi có giúp tăng sắc tố tôm?

Màu sắc tôm rất quan trọng, cả về mặt chất lượng cảm quan và giá trị thương phẩm. Màu sắc tôm tươi ngon, đặc trưng của từng loài giúp người tiêu dùng nhận biết và đánh giá chất lượng sản phẩm. Ở một số quốc gia, màu sắc tôm thường được dùng để phân loại và định giá tôm chất lượng cao.

Tôm luộc
• 01:17 20/06/2025

Thủy sản Việt Nam chuyển động cùng thế giới đổi thay

Trước rủi ro từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chủ động tái cơ cấu thị trường xuất khẩu và để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, sản phẩm được chế biến đa dạng hơn. Trong khó khăn đang rõ khả năng chuyển động cùng thế giới thay đổi của thủy sản Việt Nam.

Nuôi trồng thủy sản
• 01:17 20/06/2025

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 01:17 20/06/2025
Some text some message..