Nuôi vỗ thành thục cá trèn bầu

Cá Trèn Bầu đang bị khai thác quá mức, vấn đề được đặt ra hiện nay là làm thế nào để bảo vệ nguồn lợi thủy sản quý giá này.

cá trèn bầu
Cá trèn bầu.

Cá Trèn Bầu (Ompok bimaculatus) là loài cá nước ngọt bản địa quen thuộc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một loài có giá trị kinh tế và là nguyên liệu để chế biến thành những món ẩm thực dân dã. Cá trèn bầu có nguồn gốc ở Biển Hồ, Campuchia. Hằng năm, cứ theo mùa nước lũ trên dòng Mê Kông hào sảng, cá trèn nối đuôi nhau về hạ nguồn sông Cửu Long.

Ở Việt Nam, cá trèn bầu sống ở sông, kênh, rạch, ao đìa thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cá phân bố nhiều ở trung và thượng lưu sông Sài Gòn và sông Đồng Nai và các sông suối Tây Nguyên, loài cá này đặc trưng cho khu hệ cá vùng Đông Nam Á và sống thành đàn ít hoạt động, thường chụm lại thành khối trong hốc đá, hốc cây ven bờ.

Cá trèn bầu có chất lượng thịt thơm ngon và lượng cá cung cấp cho thị trường là do đánh bắt ngoài tự nhiên. Từ lâu, cá Trèn Bầu được ngư dân ở Cửu Long khai thác quanh năm ngoài tự nhiên bằng nhiều phương pháp khác nhau. Kích thước cá khai thác trung bình dao động từ (17 – 30) cm (Nguyễn Văn Hảo, 2005; MRC, 2008) và lớn nhất là 50 cm (Mai Đình Yên và cs. 1992). Tuy nhiên, những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và hoạt động khai thác bừa bãi đã có tác động xấu đến điều kiện sống của nhiều giống loài thủy sản, sản lượng cá khai thác được ngày càng giảm sút, trong khi nhu cầu của con người đối với loại thực phẩm này ngày càng cao và hiện nay đang có nhiều hoạt động bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản này. Vấn đề được đặt ra hiện nay là làm thế nào để bảo vệ nguồn lợi thủy sản quý giá này.

Chính vì lí do trên, nghiên cứu nuôi vỗ thành thục cá trèn bầu bằng các loại thức ăn khác nhau trong điều kiện nuôi nhốt được thực hiện nhằm tìm ra loại thức ăn cho cá trèn bầu đạt thành thục sinh dục cao nhất góp phần chủ động nguồn cá bố mẹ để cho sinh sản nhân tạo tốt nhất loài cá này.

Nghiên cứu sinh sản cá trền bầu

Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn với 4 nghiệm thức thức ăn gồm cá tạp (NT1) và thức ăn viên công nghiệp 30% đạm (NT2), 35% đạm (NT3) và 40% đạm (NT4); Mật độ nuôi là 30 con/m² với tỷ lệ đực:cái = 1:1 và thời gian nuôi 12 tháng.

Việc cho ăn và chăm sóc được tiến hành như sau: giai đoạn hậu bị hoặc sau khi cá sinh sản thì nuôi vỗ tích cực cho ăn 4 – 5% /khối lượng cá /ngày; giai đoạn nuôi vỗ thành thục trước khi cho cá sinh sản 1 tháng cho ăn 2 – 3% /khối lượng cá /ngày đối với thức ăn là cá tạp còn thức ăn viên công nghiệp cho cá ăn bằng 1/2 lượng thức ăn là cá tạp và ngày cho ăn 1 lần lúc 17 giờ.

Kết quả

Kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ thành thục và hệ số thành thục của nghiệm thức nuôi vỗ bằng cá tạp đều cao hơn so với các nghiệm thức cho ăn bằng thức ăn công nghiệp. Tỉ lệ thành thục ở các nghiệm thức NT1, NT2, NT3 và NT4 lần lượt là 77,8%, 44,4%, 44,4% và 55,6%; trong khi hệ số thành thục lần lượt đạt 13,88%, 10,86%, 10,02% và 11,51%.

Tóm lại, cá trèn bầu được nuôi vỗ trong điều kiện nuôi nhốt trong giai đặt trong ao, cho cá ăn bằng thức ăn cá tạp và thức ăn viên công nghiệp có hàm lượng đạm cao hơn thì có hệ số thành thục và sức sinh sản cao hơn. Cá trèn bầu có thể sinh sản quanh năm, tập trung chính từ tháng 4 đến tháng 10, đạt đỉnh cao vào tháng 7 đến tháng 8 hàng năm, đây là mùa vụ sinh sản chính của cá trèn bầu. Đường kính trứng khi cá thành thục lớn hơn 1,2 mm.

Kết quả từ nghiên cứu cung cấp thêm thông tin ứng dụng vào nghiên cứu nuôi vỗ thành thục cá trèn bầu để chủ động nguồn cá bố mẹ cho sinh sản nhân tạo được xem là công đoạn quan trọng trong việc sản xuất con giống, góp phần cung cấp giống cho nuôi thương phẩm đối tượng này.

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản 


Đăng ngày 29/11/2019
NH Tổng Hợp
Nuôi trồng

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Tôm hùm là một trong những loài nuôi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc nắm vững kỹ thuật nuôi, người nuôi cần chú ý các biện pháp phòng trị bệnh cho tôm.

Tôm hùm
• 09:59 13/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 09:54 11/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:54 16/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 14:54 16/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 14:54 16/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 14:54 16/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 14:54 16/12/2024
Some text some message..