Ô nhiễm ở âu thuyền Thọ Quang, Đà Nẵng: Chưa có lời giải

TP Đà Nẵng đang có 2 khu vực ô nhiễm trầm trọng là bãi rác Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) và âu thuyền, cảng cá Thọ Quang (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà). Trong khi ô nhiễm bãi rác Khánh Sơn chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực dân cư của quận Liên Chiểu thì ô nhiễm ở âu thuyền Thọ Quang còn bị phát tán, lan rộng hơn rất nhiều bởi nằm ngay cửa sông Hàn.

âu thuyền Thọ Quang
Nơi neo đậu tàu thuyền Thọ Quang đã quá tải, kéo theo ô nhiễm trầm trọng. (Ảnh: Thanh Tùng).

Ô nhiễm âu thuyền Thọ Quang trầm trọng đến mức ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã từng phát biểu trong một cuộc họp thành phố mới đây rằng đi qua nơi này phải bịt mũi, thở không nổi.

Mùi hôi ở âu thuyền và cảng cá Thọ Quang không chỉ bám vào áo quần, xộc vào tận bữa ăn của các hộ dân sống dọc bờ Đông sông Hàn mà còn lưu cữu trên quần áo, ba lô của du khách qua lại cầu Thuận Phước. Ngày 24/1, do ảnh hưởng của không khí lạnh, gió từ biển thốc vào cùng với mưa lớn làm rác thải cuộn lên, bồng bềnh trên mặt nước. Một nhóm du khách nước ngoài vừa dừng xe bước xuống giơ máy ảnh lên đã phải vội vã quay đi vì không chịu được mùi hôi thối.

Những ngày đứng gió, mùi hôi bốc lên từ mặt nước khu vực neo đậu tàu thuyền và cảng cá, càng khủng khiếp hơn, trở thành nỗi ám ảnh thường trực với hàng ngàn hộ dân sống ở các tòa nhà chung cư gần đó. Các hộ dân tổ 41 phường Nại Hiên Đông cho biết, ô nhiễm ở khu vực âu thuyền có từ trước khi âu thuyền này được thành lập do thói quen xả rác, phóng uế bừa bãi của một bộ phận dân cư sông nước. Năm 2004, khi âu thuyền xây dựng xong, ô nhiễm lại tăng thêm do mật độ tàu thuyền neo đậu thường xuyên tăng gấp nhiều lần.

Ngư dân có tàu cá neo đậu ở âu thuyền Thọ Quang cũng thừa nhận rác thải sinh hoạt nổi khắp mặt nước là do họ thả xuống. Nêu câu hỏi tại sao không đưa rác lên bờ, chúng tôi được một số ngư dân cho biết rằng họ đã…quen với việc thả rác xuống sông ! Không thể trách ngư dân xả rác tùy tiện, bởi ai cũng hiểu, để thay đổi thói quen này của ngư dân từng sống tạm bợ trong những dãy “nhà chồ” ven sông Hàn hay những mái nhà trống trước trống sau ven biển, không phải là chuyện dễ dàng.

Âu thuyền Thọ Quang được TP Đà Nẵng đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2004 với 58 ha mặt nước và 25 ha mặt đất, đảm bảo cho khoảng 1.000 tàu cá neo đậu, tránh trú bão. Gần 12 năm qua, âu thuyền đã rơi vào tình trạng quá tải tàu thuyền. Những ngày mưa bão, âu thuyền Thọ Quang dày đặc tàu cá. Ô nhiễm môi trường cũng vì thế mà tăng đột biến.

Ngoài việc quá tải các tàu cá, âu thuyền thọ Quang còn là nơi hứng nước thải và mùi hôi từ quá trình sản xuất của không dưới 25 cơ sở chế biến thủy – hải sản cùng với 1 chợ cá và hàng chục lồng bè nuôi cá.

Ô nhiễm nước, ngày một tăng thêm trong khi trạm xử lý nước thải Thọ Quang chỉ mới đảm nhiệm thu gom được tối đa 3.000 m3/ngày/đêm là nguyên nhân khiến bất cứ ai đặt chân đến bờ Đông cầu Thuận Phước cũng phải bịt mũi, thở không nổi.

Tương tự bãi rác Khánh Sơn, TP Đà Nẵng vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết bài toán ô nhiễm ở âu thuyền và cảng cá Thọ Quang - cả hiện tại và lâu dài. Do chưa có đáp án tối ưu cho tình trạng quá tải tàu thuyền và ô nhiễm nên lãnh đạo TP đang còn dè dặt với tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho tăng diện tích cảng cá trong khu vực âu thuyền Thọ Quang.

Do dự, không cho nâng cấp mở rộng cảng cá ở âu thuyền thuyền Thọ Quang của lãnh đạo TP Đà Nẵng là có cơ sở vì không thể để một khu vực rất nhạy cảm về du lịch ở ngay cửa sông Hàn ô nhiễm đến mức khó kiểm soát như hiện nay.

Để ngăn ô nhiễm, TP Đà Nẵng hiện đã cho đầu tư nâng cấp trạm xử lý nước thải ở khu vực này lên 10.000m 3 nước/ngày/đêm và sẽ đưa vào sử dụng trong khoảng thời gian cuối quý I, đầu quý II-2016. Công suất trạm xử lý nước thải tăng gấp 3 lần so với hiện nay nhưng theo các chuyên gia ô nhiễm ở cảng cá và khu vực âu thuyền Thọ Quang vẫn có chiều hướng gia tăng khi TP này chưa thể dứt khoát trong lựa chọn giữa sản xuất, chế biến, hậu cần nghề cá và phát triển du lịch!

Đại Đoàn Kết, 25/01/2016
Đăng ngày 25/01/2016
Bình Nguyên
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 11:43 28/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 11:43 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 11:43 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 11:43 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 11:43 28/04/2024