Ốc lác treo giàn bếp

Nuôi ốc lác cũng tương đối dễ, người dân chỉ cần vùi những con ốc lác (ốc dùi) xuống dưới lớp đất mỏng. Chỉ sau khoảng thời gian 3-4 tháng là có thể thu hoạch. Giá trung bình ốc lác được bán ra thị trường cao gấp đôi các loại ốc thường khác.

Ốc lác
Ốc lác là loại ốc có vỏ màu vàng, hình thù tương đối giống ống bươu vàng

Chọn ốc lác chế biến ốc treo giàn bếp (ốc gác bếp) phải chọn những con ốc thật to. Ốc được bắt về, rửa sạch sẽ hết lớp bùn đất bám trên mình và được cho vào một cái giỏ đan bằng tre. Sau đó người dân sẽ treo chiếc giỏ đựng ốc ấy lên giàn bếp của nhà mình. Ốc lác rất đặc biệt, chúng có thể sống tới tận 4-5 tháng khi ở trong giỏ như vậy. 

Mỗi ngày khi người dân nấu cơm, khói từ bếp phía bên dưới sẽ bay lên và hun chiếc giỏ đựng ốc cho đến khi ốc ngửi khói xông lên là đạt yêu cầu và có thể đem chế biến thành các món ăn khác. Đây là cách thức chế biến hết sức đặc biệt.

Hầu như, những món gác bếp thường thấy tại các địa phương khác đều có nguồn gốc từ thịt như thịt heo gác bếp, thịt bò gác bếp hay xúc xích hun khói. Đó là những món ăn rất nổi tiếng của người dân vùng cao. Tuy nhiên ở Miền Tây, người dân lại lựa chọn món ăn gác bếp của họ chính là món ốc.

Ốc treo lên giàn bếpMang giỏ ốc treo lên giàn bếp là cách để ốc hít khói sống lâu hơn. Ảnh: laodong.vn

Với cách chế biến món ốc như vậy, hầu hết mọi người sẽ đều cho rằng ốc bị treo lên và hun khói như vậy sẽ sớm chết. Nếu chúng không bị chết vì hơi nóng thì cũng sẽ sớm chết vì bị đói và trở nên teo tóp lại. Những người chưa từng được tận mắt nhìn thấy món đặc sản lạ lùng này sẽ có suy nghĩ như vậy.

Tuy nhiên, những con ốc lác được treo trên gác bếp và bị hun khói ấy lại không hề bị chết mà lại trở nên mập mạp và béo ngậy hơn. Món đặc sản ốc treo giàn bếp này không chỉ là món ăn mà người dân tại đây đều rất yêu thích mà còn trở thành một trong những điểm nhấn ẩm thực hấp dẫn du khách. 

Chế biến ốc thì lấy số lượng ốc vừa đủ rửa sạch lớp bụi dính trên vỏ. Tiếp đó, hãy chuẩn bị một nồi chứa 4-5 quả trứng gà hoặc trứng vịt đều được cùng với sữa đã được khuấy đều lên sau đó thả ốc vào và chờ chúng uống hết hỗn hợp kể trên.

Công đoạn này sẽ mất khoảng 20 phút. Sau khi ốc đã uống xong, bắt từng con ốc cho vào nồi có sẵn một lớp sả ở dưới, cho thêm chút muối và đổ nước vào đun. Khoảng 10 phút sau, ốc sẽ sôi và há miệng, hãy đảo qua lại vài lần trong nồi cho ốc chín hẳn. 

Những con ốc đã chín sẽ tróc mày, mình ốc có một màu trắng giống như màu của hoa bưởi, mề của ốc thì có màu vàng. Món ốc này ăn chung với nước mắm sả ớt thêm chút chanh thì không gì ngon bằng. Ốc treo giàn bếp là món ăn đòi hỏi du khách phải thưởng thức một cách từ từ để có thể cảm nhận từng chút một hương vị của nó. Ốc mềm ngọt kết hợp với hương vị của sả ớt quả thực là hoàn hảo cho một ngày xuân. 

Ốc gác bếpỐc sau khi gác bếp cho ra con mập và béo hơn. Ảnh: laodong.vn

Ngoài ra, không cần gác trên bếp hun khói, anh Lê Hồng Lâm (39 tuổi, ngụ tại TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) vẫn làm cho con ốc "ngủ" được trên 3 tháng bằng cách xây phòng ngủ đặc biệt cho ốc. Ốc sau khi rửa sạch, để khô cho ráo nước rồi chuyển vào phòng kín... "ru ngủ".

Thời gian ốc chuyển sang trạng thái từ động sang tĩnh khoảng một tuần. Lưu ý là khi xếp ốc không để chúng chồng lên nhau. ể ốc "ngủ", phòng ngủ cần duy trì nhiệt độ từ 35-37 độ, bên dưới lót rơm hút ẩm. Khi môi trường đủ khô ráo, ốc mới "ngủ". Sau thời gian mày mò, anh mới thông thạo được kỹ thuật hong khô "ốc gác bếp" trong phòng kín để con ốc tự rơi vào trạng thái "ngủ".

Trong phòng mát, ốc ngủ đến 3 tháng. Phần dinh dưỡng từ đuôi ốc chuyển thành năng lượng để nuôi chúng sống trong thời gian "ngủ" triền miên. Phương pháp này giúp thịt ốc sạch, loại bỏ bùn dơ, tạp chất. Điều đặc biệt, vỏ ốc sẽ mỏng hơn sau nhiều tháng "ngủ" vùi. Giai đoạn cuối cùng trong quy trình làm ốc gác bếp của anh Lâm là chuyển sang phơi ốc trên giàn, giúp vỏ ốc lên màu sáng, bắt mắt hơn.

Đăng ngày 21/01/2023
Hồng Huyền
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:29 20/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 10:29 20/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 10:29 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:29 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 10:29 20/11/2024
Some text some message..