Ổn định độ mặn cho ao nuôi

Độ mặn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Bởi một khi độ mặn được ổn định phù hợp, điều này tôm phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và đạt năng suất cao.

Ao nuôi
Ổn định độ mặn cho ao nuôi đóng vai trò hết sức quan trọng

Ngưỡng độ mặn thích hợp trong ao nuôi 

Ngưỡng độ mặn thích hợp trong ao nuôi phụ thuộc vào loại tôm nuôi. Đối với tôm thẻ chân trắng, độ mặn thích hợp là từ 10 - 25‰. Ở độ mặn này, tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất, tỷ lệ sống cao, chất lượng thịt ngon. 

Khi độ mặn thấp hơn 10‰, tôm sẽ dễ bị bệnh, tỷ lệ sống thấp, thịt mềm, thiếu chất dinh dưỡng. Khi độ mặn cao hơn 25‰, tôm sẽ bị sốc, giảm ăn, chậm lớn, thậm chí chết. 

Đối với các loại tôm khác, ngưỡng độ mặn thích hợp cũng tương tự như tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, mỗi loại tôm có khả năng chịu đựng độ mặn khác nhau. Do đó, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để xác định ngưỡng độ mặn thích hợp cho từng loại tôm. 

Khi độ mặn ao nuôi biến động quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm, thậm chí gây chết tôm. Cụ thể: 

- Độ mặn ao nuôi quá cao sẽ khiến tôm khó hấp thụ thức ăn, dễ bị stress, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh và chết. 

- Độ mặn ao nuôi quá thấp sẽ khiến tôm khó bài tiết chất thải, dễ bị nhiễm bệnh dẫn đến chết. 

Nhá tômĐộ mặn ở ngưỡng phù hợp giúp tôm phát triển đồng đều. Ảnh: ambio.vn

Do đó, việc ổn định độ mặn ao nuôi được xem là việc làm rất cần thiết. Nhằm đảm bảo tôm phát triển khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và đạt năng suất như mong muốn. 

Vai trò của độ mặn trong ao nuôi 

Độ mặn là nồng độ của các muối hòa tan trong nước. Độ mặn được đo bằng phần trăm (‰), trong đó 1‰ tương đương với 1 gram muối hòa tan trong 1000 gam nước. 

Trong nuôi trồng thủy sản, độ mặn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng xuất của sản phẩm nuôi trồng, chúng mang những vai trò cụ thể như sau: 

- Điều hòa áp suất thẩm thấu: Tôm là loài động vật có thể điều hòa áp suất thẩm thấu trong cơ thể để phù hợp với môi trường xung quanh. Độ mặn trong ao nuôi ảnh hưởng đến quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm. 

- Cung cấp các chất dinh dưỡng: Các muối khoáng có trong nước biển là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho tôm, bao gồm khoáng đa lượng, khoáng vi lượng và nguyên tố vi lượng. 

- Ngăn ngừa bệnh tật: Độ mặn thích hợp có thể giúp tôm tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh. 

Làm thế nào để ổn định độ mặn 

Như đã nói ở phần mở đầu, độ mặn thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt là từ 10 - 25‰. Khi độ mặn ao nuôi biến động quá mức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm, thậm chí gây chết tôm. Do đó, việc ổn định độ mặn ao nuôi là rất cần thiết. 

Cách tăng độ mặn cho ao nuôi 

Tăng giảm độ mặnTăng giảm độ mặn cho ao nuôi. Ảnh: aouongdidong.com

Hiện nay, người nuôi sử dụng chủ yếu hai cách để tăng độ mặn cho ao nuôi, đó là: 

Bổ sung nước biển hoặc nước mặn vào ao 

 Đây là cách phổ biến nhất để tăng độ mặn cho ao nuôi. Nước biển hoặc nước mặn có độ mặn cao hơn nước ao, do đó khi bổ sung vào ao sẽ làm tăng độ mặn của ao. 

Khi bổ sung nước biển hoặc nước mặn vào ao, cần chú ý đến các yếu tố sau: 

- Độ mặn của nước biển hoặc nước mặn: Độ mặn của nước biển hoặc nước mặn cần phù hợp với độ mặn cần thiết của ao nuôi. 

- Lượng nước bổ sung: Lượng nước bổ sung cần được tính toán kỹ lưỡng để tránh làm thay đổi đột ngột độ mặn của ao, gây sốc cho tôm. 

- Thời điểm bổ sung: Nên bổ sung nước biển hoặc nước mặn vào ao vào buổi sáng hoặc chiều mát, tránh bổ sung vào buổi trưa nắng nóng. 

Sử dụng muối 

Ngoài nước biển hoặc nước mặn, có thể sử dụng muối để tăng độ mặn cho ao nuôi. Tuy nhiên, cách này ít phổ biến hơn do muối có thể làm tăng độ pH của ao, ảnh hưởng đến chất lượng nước ao. Tuy nhiên, khi sử dụng cách này, bà con cần chú ý: 

- Loại muối: Nên sử dụng muối biển, muối hột hoặc muối ăn. 

- Lượng muối sử dụng: Lượng muối sử dụng cần được tính toán kỹ lưỡng để tránh làm thay đổi đột ngột độ mặn của ao, gây sốc cho tôm. 

- Thời điểm sử dụng: Nên sử dụng muối vào buổi sáng hoặc chiều mát, tránh sử dụng vào buổi trưa nắng nóng. 

MuốiNên sử dụng muối biển, muối hột hoặc muối ăn

Cách giảm độ mặn cho ao nuôi 

Tương tự như tăng độ mặn, thì với trường hợp giảm độ mặn, chúng ta có 2 cách xử lý như sau: 

Bổ sung nước ngọt vào ao 

 Cách làm này được áp dụng rất phổ biến nhất để giảm độ mặn cho ao nuôi. Thông thường, bà con sẽ sử dụng nước ngọt để bơm vào ao. Như vậy, khi theo dõi quá trình bổ sung nước ngọt đến mức nhất định, sẽ làm giảm độ mặn của ao. 

Đăng ngày 15/12/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Kỹ thuật

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 10:03 03/05/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 08:00 29/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 08:00 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 27/04/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 09:45 06/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 09:45 06/05/2024

Độ hòa tan của thức ăn quan trọng như thế nào?

Để đánh giá nhanh chất lượng thức ăn tôm tốt nhất, bên cạnh các chất dinh dưỡng cần thiết, việc hiểu rõ về độ hòa tan của thức ăn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi độ hòa tan của thức ăn cho tôm quan trọng như thế nào? và yếu tố nào giúp đánh giá độ hoàn tan của thức ăn.

Thức ăn viên
• 09:45 06/05/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 09:45 06/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 09:45 06/05/2024