Ông Chinh nghiệp đoàn

Thời thanh niên trai tráng, ông là một trong 4 ngư dân đầu tiên của đất đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) mở biển Hoàng Sa-Trường Sa để đánh bắt cá. Nay tuổi cao, ông gắn phần đời còn lại với công việc Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải. Đây cũng là nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên trong cả nước được thành lập để giúp đỡ ngư dân, bạn tàu. Ông là Nguyễn Quốc Chinh, ngụ xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn.

Ông Nguyễn Quốc Chinh
Ông Nguyễn Quốc Chinh

Người dẫn đường thầm lặng

“Alô! Nghiệp đoàn nghề cá gọi tàu Lê Hớn nghe rõ trả lời. Alô. Nghiệp đoàn nghề cá gọi tàu Lê Hớn nghe rõ trả lời. Gió biển lớn không, đánh bắt được nhiều chưa?”. “Lê Hớn nghe đây, biển êm, được chừng tấn à…”. Tiếng gió rít cùng những âm thanh lạ cứ thỉnh thoảng lại rồ lên ngắt ngang cuộc đàm thoại, một lúc sau cả hai không nhận được tín hiệu nữa. Hạ máy bộ đàm xuống, ông Chinh bảo như vậy là tốt rồi, vì chỉ cần như vậy là biết tàu thuyền có an toàn không. Đó là một trong những tàu cá của ngư dân Lý Sơn đang đánh bắt tại Hoàng Sa được ông Chinh liên lạc thông tin hàng ngày qua tần số máy Icom trạm bờ mà ông túc trực. Ngày nào cũng vậy, nếu trời yên biển lặng, cứ 19 giờ là ông mở máy, nối thông tin với các tàu đang đánh bắt trên biển, ai bắt được sóng ông cũng hỏi thăm sức khỏe, lương thực đến 22 giờ mới thôi. Ngày mưa bão, thời tiết xấu ông cũng một mình “trực chiến”. Mỗi lần bắt được liên lạc với ngư dân đang đánh bắt ở Hoàng Sa, Trường Sa là khuôn mặt ông giãn ra. Ngược lại, ông lo lắng, bất an như chính người thân của họ bởi ông quá rành chuyện biển cả tai ương.

Theo ông Chinh, từ ngày ông nhận trực máy Icom, đã có 6 tàu của ngư dân trong và ngoài nghiệp đoàn gặp nạn khi đang đánh bắt được ông hướng dẫn, chỉ đường tránh trú và tiếp cận ứng cứu an toàn.

Giúp ngư dân yên tâm

Sinh ra trên đất đảo, sống chết với biển cả, sau 15 năm khoác áo lính, khi rời quân ngũ ông lại chọn biển khơi làm “đất” mưu sinh. Hơn 30 năm bám biển, bám ngư trường ở Hoàng Sa, Trường Sa, trong đầu ông bây giờ là chi chít những kinh độ, vĩ tuyến bởi dấu chân ông đã từng in trên các rạn san hô, từng con lạch nhỏ của đáy đại dương. Những năm gần đây, do sức khỏe yếu nên ông đã giao phó tàu cá gắn bó gần nửa đời mình cho người thân để lo việc nghiệp đoàn. Dẫu công việc vất vả nhưng ông cảm thấy vui vì đó là việc làm mang lại lợi ích, giúp bà con ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, vừa làm kinh tế vừa góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nhìn xa xăm ra biển, ông Chinh bảo: “Nhớ lắm vùng lãnh hải của Tổ quốc. Nhưng mình không làm công việc của nghiệp đoàn thì ai làm. Ai cũng nghĩ đến việc riêng thì ai là người lắng nghe ngư dân thông báo tình hình khi đang đánh bắt ở biển Đông để mà trợ giúp. Biển cả nhiều rủi ro lắm. Nghiệp đoàn là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và ngư dân. Nghiệp đoàn gắn kết ngư dân tạo nên sức mạnh để vươn khơi”.

Các tàu cá vừa khai thác tại vùng biển Trường Sa về bán tại cảng cá Lý Sơn (Quảng Ngãi). Ảnh: Hà Minh

Các tàu cá vừa khai thác tại vùng biển Trường Sa về bán tại cảng cá Lý Sơn (Quảng Ngãi). Ảnh: Hà Minh

Ban đầu, ông được phụ cấp mấy trăm ngàn đồng một tháng, vậy nhưng không hiểu sao từ tháng 9 đến nay thì cắt hẳn. Nghiệp đoàn từ ngày thành lập được một số tổ chức, cá nhân hứa hỗ trợ, trao bảng tượng trưng số tiền nhưng từ đó đến nay chẳng thấy tiền đâu nên kinh phí hoạt động không có. Thế nhưng ông cũng chẳng bận tâm, bởi khoản thù lao ý nghĩa nhất mà ông nhận được đó là niềm vui khi ngày càng có nhiều ngư dân ý thức được tầm quan trọng khi vào nghiệp đoàn; các tổ, đội tàu cá trong nghiệp đoàn đã phát huy sức mạnh cộng đồng khi đang hành nghề đánh bắt trên biển. Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải thành lập vào cuối năm 2011. Thoạt đầu chỉ có 8 tổ, đội, 35 tàu cá với tổng số 428 ngư dân, nay đã kết nối được gần 700 ngư dân ở 58 tàu, phân thành 14 tổ, đội.

Lão ngư Nguyễn Quốc Chinh cười sang sảng khi nghe chúng tôi nói chuyện ông “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”: “Có gì đâu, chỉ là góp phần nhỏ bé giúp ngư dân an tâm bám biển, giữ vững ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa mà bao đời cha ông gìn giữ”.

SGGP
Đăng ngày 19/11/2012
Nông thôn

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 09:56 02/10/2024

Rùa biển vướng lưới ven bờ Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc

Sáng ngày 28.9, ông Nguyễn Thanh Tùng, SN 1986 ở thôn Vĩnh Lợi 2, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định thông tin.

Rùa biển
• 12:00 01/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 19:22 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 19:22 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 19:22 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 19:22 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 19:22 18/10/2024
Some text some message..