Peru cấm nhập khẩu tôm từ các nước có dịch EMS

Mới đây, Bộ trưởng Bộ sản xuất Peru đã ban hành lệnh cấm NK tôm sống từ các nước bị ảnh hưởng bởi bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), còn gọi là EMS.

Peru cấm nhập khẩu tôm từ các nước có dịch EMS
Ảnh minh họa: Internet

1. Peru cấm nhập khẩu tôm từ các nước có dịch EMS

Lieneke Schol, Bộ trưởng Bộ sản xuất cho biết, Cơ quan Thú y Thủy sản của nước này (Sanipes) sẽ không cấp chứng thư vệ sinh cho NK tôm chân trắng và tôm sú từ các nước bị ảnh hưởng bởi dịch AHPND/EMS. Các nước này bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Mexico, Philippines và Texas, Mỹ.

Schol cho biết biện pháp nhằm mục đích ngăn dịch bệnh này xâm nhập vào hoạt động sản xuất tôm sẽ vẫn được áp dụng cho đến khi các nước này hoàn toàn thoát khỏi dịch bệnh.

2. Các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ có nhu cầu tôm cỡ nhỏ

Nhu cầu tôm cỡ nhỏ đang buộc các nhà xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ phải điều chỉnh các lô hàng của họ phù hợp với khẩu vị toàn cầu. Ấn Độ có truyền thống về nuôi tôm cỡ lớn, từ 20 đến 40 con / kg, nhưng hiện nay họ đang khuyến khích nông dân thu hoạch nhiều vụ để đáp ứng nhu cầu về tôm nhỏ.

Kenny Thomas, MD của Jinny Marine Traders cho biết:"Tôm nhỏ có thể sản xuất được nhiều sản phẩm tôm giá trị gia tăng và bạn không thể làm sushi Nhật với tôm lớn."

Kích thước từ 50 đến 120 dần trở nên phổ biến. Hầu hết các nước Đông Nam Á đang tập trung nhiều hơn vào nuôi tôm nhỏ và Ấn Độ hiện cũng chuyển hướng sản xuất như vậy.

Các nhà xuất khẩu cho biết việc xuất khẩu tôm cỡ nhỏ có nhiều lợi thế khi nông dân nuôi được nhiều vụ còn nhà nhập khẩu có thể xuất khẩu nhiều lô hơn. "Người mua phải trả ít hơn vì kích thước nhỏ hơn. Người nông dân có thể làm tăng số lượng vụ nuôi và giảm nguy cơ bệnh tật. Họ cũng có thể giữ cho chi phí thức ăn giảm xuống ", Anwar Hashim, giám đốc điều hành của Abad Fisheries nói.

Ấn Độ hiện là nhà cung cấp tôm hàng đầu trên thế giới. Trong số tôm nhập khẩu từ Hoa Kỳ, tỷ lệ tôm Ấn Độ là 40%.

Đăng ngày 06/04/2018
NIMDA (tổng hợp)
Tổng hợp

“Say đắm” trước vẻ đẹp của cánh đồng rong biển Ninh Thuận

Khi thủy triều xuống, cũng chính là lúc vẻ đẹp của cánh đồng rong biển tại Ninh Thuận hiện ra. Cả bãi biển rộng lớn đều phủ một màu xanh mướt của đám rêu xanh phủ đầy trên đá.

Cánh đồng rong biển Ninh Thuận
• 10:58 09/04/2024

Những loài cá biển nuôi làm cảnh

Nhiều người quan niệm cho rằng “Nuôi cá dưỡng tâm”, có thể do điều này mà nhiều gia đình luôn có hồ cá cảnh trong nhà. Bên canh nhiều loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến thì cá biển cũng trở nên thu hút không kém.

Cá cảnh
• 10:48 08/04/2024

Điểm danh một số loài cá nước ngọt phổ biến tại Việt Nam

Việt Nam là quê hương sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt đa dạng và phong phú. Đặc tính của các loại cá nước ngọt là dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao đối với ngành thủy sản của nước ta

Cá nước ngọt
• 09:59 05/04/2024

Loài rắn biển cực độc cần nên tránh khi gặp phải

Loài rắn biển Belcher có thể khiến con người mất mạng chỉ với 1 vết cắn nhỏ. Vậy nên, khi đi biển, nếu vô tình gặp loài rắn này, bạn nên tránh càng xa càng tốt nhé!.

Rắn biển
• 10:07 03/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 13:47 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 13:47 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 13:47 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 13:47 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 13:47 20/04/2024