Phải dẹp tình trạng quy hoạch chồng chéo ở ĐBSCL

Hiện toàn vùng ĐBSCL có tới hơn 2.500 quy hoạch, dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu liên kết và đồng bộ.

quy hoạch thủy sản, thủy sản, quản lý nguồn lợi, quy hoạch vùng ĐBSCL
Thu hoạch cá tra ĐBSCL. Nguồn Internet

Ngày 26-9, Hội nghị định hình chuyển đổi mô hình phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) đã chính thức khai mạc tại TP Cần Thơ với sự tham dự của trên 500 đại biểu. Đây được coi là “Hội nghị Diên Hồng” cho ĐBSCL, nhằm hiệu triệu các tư tưởng lớn giúp Chính phủ và các địa phương vùng ĐBSCL xác định các nhóm giải pháp chiến lược về chuyển đổi có quy mô lớn nhằm phát triển bền vững ĐBSCL với tầm nhìn đến năm 2100.

Đối mặt khó khăn chồng chất

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá ĐBSCL là một trong những đồng bằng màu mỡ và có lượng nông sản lớn nhất khu vực Đông Nam Á và đứng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, ĐBSCL đang phải đối mặt với những thách thức lớn, trong đó ĐBSCL là một trong bốn đồng bằng bị tác động mạnh nhất do BĐKH, nước biển dâng. ĐBSCL đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều tác động nghiêm trọng do BĐKH, nước biển dâng, khí hậu cực đoan, khai thác và sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mekong và các hoạt động nhân sinh khác cũng như từ bản thân mô hình phát triển thiếu tính tổng thể, gắn kết nội tại trong vùng, quản lý nhà nước còn bất cập, thừa chồng chéo, thiếu phối hợp.

Ông Hoàng Văn Bẩy, Cục trưởng Cục Quản lý nguồn tài nguyên nước (Bộ TN&MT), cũng cho biết: Năm 2014, trên toàn bộ lưu vực phía ngoài nước ta có 176 hồ chứa thủy điện, thủy lợi đã vận hành hoặc đang xây dựng. Trên dòng chính có tám công trình, trong đó có bảy hồ chứa ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Trung Quốc cũng đang có kế hoạch xây dựng 14 đập thủy điện với công suất lắp đặt tổng cộng tới 22.590 MW trên sông Lan Thương.

Theo ông Bẩy, trong số 475 tỉ m3 nước của ĐBSCL thì có 450 tỉ m3 từ thượng nguồn chuyển về. Các công trình thủy điện đã xây dựng và đang vận hành của Trung Quốc trên sông Lan Thương đã tác động mạnh mẽ đến chế độ dòng chảy cả mùa lũ và mùa cạn, làm suy giảm hàm lượng phù sa. Điều này khiến dòng chảy vào ĐBSCL có xu hướng giảm. Thực tế tổng dòng chảy mùa lũ và mùa cạn vào ĐBSCL đều có xu thế giảm. “Chính việc phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn nên việc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong cũng như các dự án chuyển nước của Thái Lan là mối nguy đe dọa rất lớn đối với an ninh nguồn nước của vùng ĐBSCL” - ông Bẩy nhận định.

quy hoạch thủy sản, thủy sản, quản lý nguồn lợi, quy hoạch vùng ĐBSCL

Định hướng chiến lược đối với quy hoạch vùng ĐBSCL dựa trên hai trụ cột kinh tế chính là nông nghiệp và thủy sản. Ảnh: TD

Đi tìm quy hoạch vùng cho ĐBSCL

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, hiện toàn vùng ĐBSCL có tới hơn 2.500 quy hoạch, dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu liên kết và đồng bộ. Nhiều quy hoạch còn chủ quan, duy ý chí, không dựa trên cơ sở khoa học. Hầu hết các quy hoạch chỉ chú trọng giải quyết vấn đề cục bộ của ngành, địa phương, không đặt trong tổng thể phát triển của vùng. Bên cạnh đó, các quy hoạch mỗi ngành tại vùng ĐBSCL hiện nay đều đặt ra các mục tiêu phát triển tham vọng, không gắn với nguồn lực và đặc thù của vùng...

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, làm thế nào để ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững, ứng phó BĐKH là bài toán cần nghiên cứu bài bản và đưa ra giải pháp toàn diện. Trong đó để có chiến lược và định hướng cho vùng, vấn đề tiên quyết và cần là quy hoạch tổng thể cho vùng, tích hợp các ngành nghề, lĩnh vực và có liên kết vùng để từ đó sử dụng nguồn lực để vùng phát triển nhanh nhất, bền vững.

Phía Bộ KH&ĐT đã có kế hoạch xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Trong quý I-2018 tuyển chọn xong tư vấn quốc tế, thời gian lập quy hoạch khoảng 18 tháng, sau đó trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch. Mục tiêu quy hoạch tạo ra một khung chiến lược toàn diện cho vùng ĐBSCL làm cơ sở để triển khai các chương trình, dự án đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng sản xuất cũng như việc khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở phát huy những tiềm năng, lợi thế của vùng ĐBSCL trong điều kiện BĐKH, xâm nhập mặn để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững...

Cần có phương án phân vùng hợp lý

Theo Bộ KH&ĐT, định hướng chiến lược đối với quy hoạch vùng ĐBSCL dựa trên hai trụ cột kinh tế chính là nông nghiệp và thủy sản dựa trên nền tảng là đất và nước. Do đó cần xây dựng chiến lược sử dụng nước chủ động của toàn vùng thích ứng với BĐKH, trong đó giải quyết đồng bộ các vấn đề: thủy lợi, cấp nước, thoát nước, trữ nước, bảo vệ và phục hồi nước ngầm...

Cần có phương án phân vùng hợp lý có tính đến phân bố không gian sản xuất nông nghiệp dựa trên phương án phân ranh mặn ngọt hợp lý, đảm bảo tối ưu hóa các lợi ích và nguồn lợi của hệ sinh thái tự nhiên (nước mặn, nước lợ, nước ngọt). Cùng đó là việc tổ chức không gian phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn và các khu, cụm công nghiệp thích ứng lũ, nước biển dâng và chủ động phòng, chống thiên tai; hài hòa nhu cầu về không gian phát triển của các ngành, lĩnh vực khác nhau. đồng thời giải quyết đồng bộ các vấn đề liên ngành, liên tỉnh dựa trên nguyên tắc đặt lợi ích của quốc gia và của vùng lên trên hết và đảm bảo yêu cầu về phát triển bền vững.

Báo Pháp Luật
Đăng ngày 27/09/2017
GIA TUỆ - HẢI DƯƠNG
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:07 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 12:07 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 12:07 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 12:07 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 12:07 30/11/2024
Some text some message..